5 quy tắc vàng giúp khoanh vùng thương mại điện tử quốc tế

15:04, 27/10/2015

Hiểu rõ những gì khách hàng địa phương thực sự mong đợi từ website ecommerce của bạn là yếu tố cần thiết khi mở rộng ra quốc tế.

ecommerce0

Việc không bản địa hoá trang web sao cho phù hợp với tập tục của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến cách người dùng nhận biết thương hiệu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận của họ về việc sử dụng trang web. Bạn có biết, khách hàng Đức chỉ hứng thú với các website thương mại điện tử (ecommerce) có sẵn một loạt các tùy chọn thanh toán bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ trực tiếp và hóa đơn thanh toán sau khi họ nhận được đơn đặt hàng?

Hay như khách hàng Nhật Bản, họ luôn yêu cầu hai trường nhập liệu khác nhau khi họ nhập tên? Hoặc người dùng Pháp, họ chỉ muốn các tùy chọn thanh toán dễ dàng bằng SEPA (single euro payments area) khi nhập thông tin chi tiết ngân hàng của họ?

Sau khi khảo sát một loạt các website ecommerce ở Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức, Úc và Anh để đánh giá mức độ thành công của các website này (cả ở thị trường quốc tế và địa phương), Oban Digital đã đưa ra khuyến nghị năm quy tắc vàng về việc khoanh vùng cho website thương mại điện tử để các nhà kinh doanh có thêm thông tin hữu ích tham khảo.

1) Tuân thủ luật lệ và quy định của địa phương

Sự hiểu biết cũng như tuân thủ pháp luật và quy định của từng thị trường địa phương là điều cần thiết mà bạn phải biết. Không tuân theo quy tắc đó có nghĩa bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều giao dịch mua hàng do sự xuất hiện không đáng tin cậy và tệ nhất là việc không tuân thủ này có thể sẽ bị phạt rất nặng tại một số quốc gia.

2) Đảm bảo kích thước và phép đo lường được chuyển đổi phù hợp

Quy tắc này nghe có vẻ rất cơ bản, nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều website mà Oban Digital khảo sát lại không hề chuyển đổi sản phẩm của họ như quần áo, nội thất gỗ, hay vải vóc… sang đơn vị đo lường theo hệ đo lường địa phương nơi mà họ đang hoạt động. 

Trường hợp kích thước không thể thay đổi theo thị trường, ít nhất đơn vị hoạt động ecommerce nên đưa ra bảng chuyển đổi kích thước hoặc liên kết đến một bảng chuyển đổi trực tuyến khác để đảm bảo người dùng không cảm thấy xa lạ và từ bỏ ý định mua hàng.

3) Lưu ý nhãn ghi và ngôn ngữ

Nhà cung cấp phải luôn bảo đảm rằng nhãn mác và ngôn ngữ sử dụng phải phù hợp với văn hóa và thói quen địa phương. Việc nhãn ghi và ngôn ngữ không được bản địa hóa có thể gây trở ngại cho việc định vị sản phẩm và nhận biết thương hiệu của khách hàng. 

Ngoài ra, nếu ngôn ngữ sử dụng trên website ecommerce được dịch từ các công cụ dịch thuật tự động như hiện nay sẽ làm văn bản hiển thị trở nên không tự nhiên hoặc thậm chí vô nghĩa đối với người dùng địa phương.

4) Đề xuất các tùy chọn thanh toán và giao hàng phù hợp

Tất cả các tùy chọn về thanh toán và giao hàng nên phù hợp với thói quen người dùng địa phương. Chẳng hạn như tùy chọn về tín dụng và thẻ ghi nợ rất quan trọng đối với các thị trường phát triển; trong khi tùy chọn thu tiền mặt khi giao hàng lại được ưa chuộng tại các quốc gia đang phát triển.

5) Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của “cảm nhận” địa phương

Tất cả các quy tắc nói trên đều góp phần quan trọng cho sự thành công của một website ecommerce nhằm tạo ra trật tự quen thuộc đối với người tiêu dùng địa phương để họ cảm thấy đủ tự tin khi đưa ra quyết mua hàng.

Chẳng hạn như eBay, họ chào đón khách hàng ở Úc bằng những thông điệp vui nhộn “G”day!” và các website quốc tế của Amazon thì thường sử dụng trang chủ để quảng bá sản phẩm liên quan đến các sự kiện cũng như lễ kỷ niệm của các địa phương.

Ngoài ra, chi phí và thời gian vận chuyển cũng là yếu tố làm cho người dùng quốc tế do dự khi mua hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh ecommerce nên nhận thức rõ điều này để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp trấn an khách hàng nơi họ đang hoạt động.

Việc nghiên cứu để hiểu rõ tập tính thương mại điện tử ở từng địa phương là điều cần thiết để kiểm tra tính hiệu quả của một website ecommerce. Nó cung cấp thông tin phản hồi vô giá về cách người dùng thực sự cảm nhận về website đó.


TIN LIÊN QUAN