6 dấu hiệu nhận biết giúp doanh nghiệp không rơi vào bờ vực phá sản

16:18, 23/09/2015

Giáo sư Shoshana Zuboff tại Đại học Harvard (Mỹ) đã phác thảo một số dấu hiệu nhận biết giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tham khảo cho câu trả lời của mình.

pha san 1

Công nghệ số đang đưa cả thế giới bước vào thời kỳ thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên “xã hội nối mạng” (networked society); trong đó, nhiều tổ chức có tên tuổi đã phải rời khỏi cuộc chơi. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp có thể nhận ra tín hiệu cảnh báo trước khi phải đối mặt với bờ vực của sự sụp đổ?

1.    Sản phẩm và dịch vụ của bạn được thiết kế rộng rãi, nhưng lại khó được chấp nhận

Trước thực trạng đó, các đối thủ cạnh tranh đáng gờm sẽ tìm đường cắt giảm chi phí giao dịch và giao vận để cho ra một tùy chọn gần gũi hơn và dễ chấp nhận hơn. Các sản phẩm khó được chấp nhận, một khi được kết nối, chúng nên được cung cấp ở dạng dịch vụ theo kểu trải nghiệm một trong hai và mô hình về giá cả.

2.    Lòng tin và sự thõa mãn của khách hàng đang trên đà đi xuống

Đây là sự thực hiển nhiên mà nhiều ngành công nghiệp hàng đầu của thế giới vẫn đang gặp phải, bao gồm cả dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các tiện ích năng lượng – vì tất cả đều đang trong giai đoạn chín muồi của tiến trình biến đổi cơ bản.

3.    Mô hình kinh doanh tập trung với chi phí cố định cao

Cộng tác viên, hệ thống hỗ trợ kinh doanh và thậm chí là cơ sở hạ tầng sản xuất đều đang tăng lên theo yêu cầu. Điều này tác động đến việc phân bổ và góp thêm nhiều chi phí cố định hiện hành cho các mạng lưới linh hoạt và có khả năng mở rộng của doanh nghiệp. Trong khi đó, cấu trúc chi phí của nhiều đối thủ cạnh tranh công nghệ khác lại cho phép họ linh hoạt hơn và tạo áp lực cho các “ông lớn trong nghành” khi áp dụng mô hình kinh doanh mới để cạnh tranh với họ.

4.    Mức độ nghiêm trọng của nguồn lực giấu kín bên ngoài biên giới doanh nghiệp

Hiện tại hoặc có thể lâu hơn nữa, phần lớn các cơ hội thu hút nhất đều đang nói dối về tình trạng của tổ chức hoặc các ngành công nghiệp phụ cận, nơi mà tiềm lực chưa được công nhận và không được dùng đến lại trở nên thừa thải.

5.    Sự thiếu thốn nguồn lực cần để đáp ứng cho sự thay đổi nhu cầu của khách hàng

Hầu hết trong số đó đều là về tiềm lực kỹ thuật số, chẳng hạn như năng lực điện toán, phân tích dữ liệu và tài năng công nghệ cũng như việc cung cấp khả năng truy cập thông qua các thiết bị, dịch vụ và các kênh kỹ thuật số tăng lên bởi thế hệ người dùng mới.

6.    Sự thiếu nhận thức và/hoặc tiềm lực cần thiết để hiểu biết về nhu cầu thực sự của khách hàng 

Trải nghiệm thị trường là “máu” để nuôi sống doanh nghiệp. Trong khi các startup công nghệ tiến triển không ngừng thì nhiều “ông lớn trong ngành” lại thiếu năng lực để nhanh chóng tung ra và đáp ứng các tín hiệu của thị trường, thay vào đó họ lại trở thành nạn nhân của chính kế hoạch nội bộ lòng vòng của họ. 

Với sáu dấu hiệu nhận biết nói trên, doanh nghiệp nên thường xuyên khảo sát và liên tục cập nhật để xem xét liệu doanh nghiệp có đang rơi vào một trong sáu tình trạng nêu trên hay không. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp tốt nhất để lèo lái hướng đi cho doanh nghiệp mình.


TIN LIÊN QUAN