China Mobile, Ericsson hợp tác về 5G và IoT

15:03, 05/01/2016

Ericsson và Viện Nghiên cứu China Mobile (CMRI) đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G cũng như Internet of Things.

hoptac1

Các thỏa thuận ban đầu sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm bao gồm thẩm định, thử nghiệm và tiêu chuẩn hóa 5G nhằm mục tiêu hướng đến việc triển khai thương mại công nghệ này từ năm 2020.

China Mobile và Ericsson cũng sẽ tập trung vào sự tiến hóa kiến trúc mạng theo hướng 5G, bao gồm sự ảnh hưởng qua lại giữa 5G và sự tiến hóa của LTE, cũng như các tính năng RAN đổi mới để hỗ trợ cho các trường hợp sử dụng công nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh đó, một phần của thỏa thuận, China Mobile và Ericsson cũng sẽ hợp tác trên phân khúc IoT, bao gồm chứng minh, xác nhận, thử nghiệm băng tần hẹp IoT cho truyền thông dạng máy móc, cũng như hợp tác về các trường hợp ứng dụng theo ngành dọc tương ứng.

"Là thế hệ cơ sở hạ tầng di động tiếp theo, 5G sẽ là rường cột quan trọng cho sự phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu", Yuhong Huang, phó giám đốc CMRI chia sẻ. "Chúng tôi nhận thấy rằng sự hợp tác chặt chẽ và chủ động giữa Ericsson và China Mobile sẽ thúc đẩy thành quả hữu hình về 5G như tiêu chuẩn hóa, nghiên cứu, phát triển, và tạo ra một hệ sinh thái ngành công nghiệp tích hợp."

China Mobile trước đó đã tung ra dịch vụ 4G sử dụng công nghệ TD-LTE vào tháng 12.2013. Đến cuối tháng mười một, nhà mạng này đã có hơn 287 triệu thuê bao 4G, chiếm gần 35% tổng số khách hàng di động của hãng.

Các thỏa thuận ban đầu sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm bao gồm thẩm định, thử nghiệm và tiêu chuẩn hóa 5G nhằm mục tiêu hướng đến việc triển khai thương mại công nghệ này từ năm 2020.

China Mobile và Ericsson cũng sẽ tập trung vào sự tiến hóa kiến trúc mạng theo hướng 5G, bao gồm sự ảnh hưởng qua lại giữa 5G và sự tiến hóa của LTE, cũng như các tính năng RAN đổi mới để hỗ trợ cho các trường hợp sử dụng công nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh đó, một phần của thỏa thuận, China Mobile và Ericsson cũng sẽ hợp tác trên phân khúc IoT, bao gồm chứng minh, xác nhận, thử nghiệm băng tần hẹp IoT cho truyền thông dạng máy móc, cũng như hợp tác về các trường hợp ứng dụng theo ngành dọc tương ứng.

"Là thế hệ cơ sở hạ tầng di động tiếp theo, 5G sẽ là rường cột quan trọng cho sự phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu", Yuhong Huang, phó giám đốc CMRI chia sẻ. "Chúng tôi nhận thấy rằng sự hợp tác chặt chẽ và chủ động giữa Ericsson và China Mobile sẽ thúc đẩy thành quả hữu hình về 5G như tiêu chuẩn hóa, nghiên cứu, phát triển, và tạo ra một hệ sinh thái ngành công nghiệp tích hợp."

China Mobile trước đó đã tung ra dịch vụ 4G sử dụng công nghệ TD-LTE vào tháng 12.2013. Đến cuối tháng mười một, nhà mạng này đã có hơn 287 triệu thuê bao 4G, chiếm gần 35% tổng số khách hàng di động của hãng.
TIN LIÊN QUAN