CMC: Hướng tới tương lai số – Tầm nhìn và sứ mệnh

Thùy Dung 15:32, 20/07/2020

Coi việc “hướng tới tương lai số” là tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn, CMC luôn cố gắng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạt động "bắt nhịp" với xu hướng Chuyển đổi số hiện nay.

Được sự đồng ý của Hội Tin học Việt Nam, Tòa soạn Công nghệ và Đời sống tiếp tục đăng tải những tham luận của các doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực CNTT nhằm đưa ra những giải pháp, ý kiến đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số Quốc gia. Trước đó, Công nghệ và Đời sống đã đăng tải bài viết: Tổng đài nhân tạo: Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực Chăm sóc khách hàng tại Việt Nam. Tại tọa đàm ICT 2020 “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức” diễn ra vào ngày 3/7 vừa qua.

Nếu như bài viết trước nói về cơ hội và thách thức của những công ty công nghệ trong nước và những phần mềm mới của Công Ty Cổ phần Dịch Vụ Và Giải Pháp Xử Lý Dữ Liệu Vbee (Vbee). Thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng đề cập đến những “bước đi” của Tập đoàn Công nghệ CMC.

Là Tập đoàn ICT lớn thứ 2 tại Việt Nam. Do đó, CMC đã đặt mục tiêu “hướng tới tương lai số” là tầm nhìn và sứ mệnh của cả Tập đoàn. Để thực hiện thực hiện sứ mệnh đó, Tập đoàn đã xây dựng vững chắc 3 trụ cột gồm: Hạ tầng - Công nghệ & Giải pháp - Nhân lực.

CMC hướng tới vị thế dẫn đầu về tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp giải pháp an ninh bảo mật, điện toán đám mây và dịch vụ dữ liệu.

Về lĩnh vực Hạ tầng: Cung cấp các dịch vụ như Data Center, Network, Internet, nền tảng Cloud, thiết bị CNTT…

Trong lĩnh vực Công nghệ & Giải pháp, CMC mang đến các sản phẩm và dịch vụ cho khối chính phủ (ngành tài chính công, ngành GTVT, ngành tài nguyên), ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, giáo dục, y tế…

Cuối cùng, với lĩnh vực Nhân lực: Cung cấp các nguồn lực phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc xây dựng các năng lực cốt lõi của mình, Tập đoàn này cũng đang hợp lực với các đơn vị khác đưa ra sáng kiến về hệ sinh thái mở C.OPE2N, cũng như tham gia hợp lực trong các hiệp hội và liên minh: Liên minh Chuyển đổi số, liên minh Cloud, liên minh CoMeet…

C.OPE2N là hệ thống kiến trúc mở, tích hợp tất cả thế mạnh công nghệ như nền tảng Multi-Cloud, nền tảng dữ liệu (Data Lake), AI (trí tuệ nhân tạo) và nền tảng ứng dụng; cho phép chính phủ, các cơ quan tổ chức và các doanh nghiệp đồng thời cung cấp các dịch vụ điện toán và phát triển các ứng dụng đa nền tảng.

Giám đốc Sáng tạo Lê Anh Vũ đại diện CMC Telecom nhận khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống COVID-19.

Về Giải pháp Công nghệ, Tập đoàn  đang hướng tới vị thế dẫn đầu về tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp, dẫn đầu về cung cấp giải pháp an ninh bảo mật, điện toán đám mây và dịch vụ dữ liệu.

Để quá trình chuyển đổi số trở nên "dễ dàng" hơn đối với các doanh nghiệp, công ty về công nghệ nói chung, Tập đoàn đã đưa ra một số kiến nghị như: Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong ngành sản xuất. Đồng thời, chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ các khoản vay, khuyến khích các doanh nghiệp CNTT đầu tư vào xây dựng và cung cấp các giải pháp cho quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, chính phủ cần đưa ra các quy định rõ ràng trong việc ứng dụng tài liệu điện tử, chữ ký số và định danh số, kèm theo đó là bổ sung thêm các nghị định, thông tư hướng dẫn. Để có cái nhìn rõ nét hơn về những hạn chế trong việc ứng dụng tài liệu điện tử, CMC đưa ra ví dụ cụ thể trong vấn đề liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho ô tô, xe máy. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên hoàn toàn có thể thực hiện dưới dạng điện tử, tuy nhiên hiện tại cảnh sát giao thông vẫn chưa công nhận giấy chứng nhận điện tử của bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc.

Đại hội cỏ đông thường niên của CMC năm 2020.

Xác định rõ những khó khăn và thách thức đặt ra, Tập đoàn CMC đã và đang cố gắng chuyển mình trong “vòng quay” của chuyển động số. Theo kế hoạch đề ra, năm 2023 CMC sẽ trở thành Tập đoàn toàn cầu, đẳng cấp quốc tế với quy mô 1 tỷ USD và 10,000 nhân sự. Tập trung vào các thị trường chiến lược: Tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, chính phủ và mở rộng phát triển thị trường quốc tế.

Đồng  thời, Tập đoàn sẽ đầu tư chuyên sâu về các giải pháp và các sản phẩm chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp. Đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số Top 5 Việt Nam, tập trung vào các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ… Đối với Dịch vụ Viễn thông, CMC hướng đến vị trí số 1 Việt Nam về cung cấp dịch vụ hội tụ (CSP), số 1 về cung cấp dịch vụ Cloud (Private & Public), hướng tới mục tiêu là Digital Hub của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tập đoàn Công nghệ CMC là tập đoàn công nghệ thông tin - viễn thông lớn thứ hai tại Việt Nam. Thành lập từ năm 1993, trải qua hơn 26 năm xây dựng, phát triển và mở rộng để trở thành một trong những công ty CNTT-VT lớn mạnh hàng đầu Việt Nam với gần 3.000 nhân viên.

CMC đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Khối Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Khối Kinh doanh Quốc tế (Global Business), Khối Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications).

Hiện nay, hoạt động của Tập đoàn này được chuyên biệt hóa và không ngừng mở rộng sang nhiều lĩnh vực nhưng luôn lấy CNTT-VT làm năng lực cốt lõi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường.

Năm 2019 Tập đoàn này chính thức ra mắt hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp và tổ chức C.OPE2N. Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC cũng phát huy vai trò dẫn dắt với việc thực hiện 25 hạng mục nghiên cứu, bắt đầu có nhiều sản phẩm, giải pháp hoàn chỉnh được triển khai thực tế như: hệ thống chữ ký số CA, Data Matching cho Bảo hiểm, Hải quan; AI Box (Smart Camera) ứng dụng cho kiểm soát vào ra; Ứng dụng AI cho phát hiện bất thường, phát hiện tấn công mạng…

 

Thùy Dung