Columbia phát triển công nghệ nấu chín đồ ăn bằng tia laser

15:48, 21/09/2021

Các kỹ sư ở Columbia đã phát hiện ra rằng thịt được nấu chín bằng laser sẽ co lại ít hơn 50%, giữ độ ẩm gấp đôi và cho thấy sự phát triển hương vị tương tự như thịt nấu chín thông thường.

Mới đây, các kỹ sư ở Columbia đã phát triển công nghệ mới sử dụng tia laser để nấu ăn và công nghệ in 3D để sắp xếp thực phẩm, người dùng có thể điều chỉnh hình dạng cũng như thành phần và hương vị riêng cho mỗi món ăn.

Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư kỹ thuật cơ khí Hod Lipson, nhóm thực phẩm kỹ thuật số đang xây dựng một đầu bếp cá nhân kỹ thuật hoàn toàn tự chủ. Nhóm đã phát triển thực phẩm in 3D từ năm 2007, kể từ đó, in thực phẩm đã chuyển sang in thành các lĩnh vực khác.

Tiến sĩ Jonathan Blutinger cho biết thêm: “Chúng tôi lưu ý rằng, trong khi máy in có thể tạo ra các thành phần chính xác đến từng milimet thì không có phương pháp gia nhiệt nào có cùng độ phân giải này. Nấu ăn cần thiết cho sự phát triển dinh dưỡng, hương vị và kết cấu trong nhiều loại thực phẩm. Chúng tôi tự hỏi liệu có thể phát triển phương pháp với tia laser để kiểm soát chính xác các thuộc tính này hay không".

Các kỹ sư ở Columbia đã phát triển công nghệ mới sử dụng tia laser để nấu ăn và công nghệ in 3D để sắp xếp thực phẩm.

Trong một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 1/9/2021 bởi Science of Food, nhóm nghiên cứu đã khám phá nhiều phương thức nấu nướng khác nhau bằng cách chiếu ánh sáng xanh (445 nm) và ánh sáng hồng ngoại (980 nm và 10,6 μm) vào thịt gà mà họ đã sử dụng làm mô hình hệ thống thực phẩm. Họ in mẫu thịt gà (dày 3 mm theo diện tích ~ 1in2) thử nghiệm và đánh giá một loạt các thông số bao gồm độ nhiệt độ, màu sắc, độ ẩm duy trì và sự khác biệt về hương vị giữa thịt nấu bằng laser và nấu bằng bếp.

Họ phát hiện ra rằng thịt được nấu chín bằng laser sẽ co lại ít hơn 50%, giữ độ ẩm gấp đôi và cho thấy sự phát triển hương vị tương tự như thịt nấu chín thông thường. Trên thực tế, hai người thử nghiệm thông qua vị giác thì thích thịt nấu bằng laser hơn các mẫu nấu thông thường.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa phát triển được “Food CAD” - một loại Photoshop về thực phẩm. Chính vì vậy, cần phần mềm cấp cao cho phép những người không phải là lập trình viên hoặc nhà phát triển phần mềm có thể thiết kế các loại thực phẩm mà họ muốn và cần một nơi mà mọi người có thể chia sẻ các công thức kỹ thuật số đó.

Thực phẩm là thứ mà tất cả chúng ta tương tác và cá nhân hóa hàng ngày, giờ đây việc đưa phần mềm vào nấu ăn sẽ làm cho bữa ăn trở nên thú vị hơn.

Khôi Nguyên (T/h)