Đi khám bệnh điện từ

09:30, 18/05/2006

Chờ đợi lâu, giấy tờ luộm thuộm, ít được “tỉ tê” với bác sĩ (BS), toa thuốc đắt đỏ... là những bức xúc thường gặp của bệnh nhân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh. Và cũng chính từ những bức xúc đó mà chương trình phần mềm YKHOA.NET ra đời. Với YKHOA.NET, dự kiến vào cuối tháng 5-2006 sẽ có một “e-clinic” (phòng khám điện từ) đầu tiên tại TP.HCM.
Bác sĩ Xuân Trung thuyết minh YKHOA.NET cho khách hàng
Chỉ cần một cái thẻ

YKHOA.NET từng đoạt cúp vàng tại Softmart TP.HCM năm 2005, đến nay đã có gần 30 đơn vị y tế tại TP.HCM và các tỉnh áp dụng một phần hệ thống này như TT chẩn đoán y khoa Medic, BV Ung bướu TP.HCM, BV phụ sản quốc tế Sài Gòn, phòng khám Anh Dũng - Q.12, BV TP Long Xuyên (An Giang)... BS Nguyễn Tiến Dũng, GĐ “e-clinic” An Khang, cho biết: “Ngoài tiết kiệm chi phí hoạt động, YKHOA.NET giúp cho việc khám chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, chính xác, “thư giãn” hơn. Thầy thuốc có thêm thời gian trò chuyện, tham vấn cho bệnh nhân và “minh bạch hóa “công việc của mình”.

Chúng tôi được mời làm khách hàng đầu tiên đến khám bệnh tại “e-clinic” An Khang (quận 1, sắp khai trương). Tại quầy tiếp tân, sau khi cung cấp các thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh… tôi được phát một chiếc thẻ kèm theo lời dặn dò “lần sau không cần khai lại mà chỉ cần cho thẻ vào máy”. Sau khi đóng tiền khám bệnh ở quầy tiếp tân, tên của tôi đã tự động nằm trong danh sách bệnh nhân chờ khám tại khoa nội tổng quát. Bằng cách click chuột, BS Hà “đẩy” tên tôi sang bộ phận xét nghiệm HP (Helicobacter Pylori, tác nhân chính gây viêm loét dạ dày). Tôi không phải cầm theo phiếu kết quả xét nghiệm vì chúng đã được gừi đến màn hình vi tính của BS Hà từ bao giờ. Kê toa xong, BS Hà tiếp tục “đẩy” tên tôi sang BS nha khoa để khám răng theo yêu cầu. Với chiếc thẻ đăng ký khám bệnh và phương thức “giao tiếp click chuột” nói trên, rõ ràng tốc độ phục vụ của “e-clinic” nhanh hơn đáng kể. Bệnh nhân hoặc người thân của họ không còn phải luộm thuộm với mớ giấy tờ dày cộp như sổ khám bệnh, toa thuốc, kết quả chẩn đoán hình ảnh… Nếu không muốn ngồi chờ kết quả các xét nghiệm chẩn đoán, bệnh nhân có thể ung dung ra về, khi nào thấy có kết quả được cập nhật trên mạng thì trở vào khám tiếp, vì tất cả thông tin về quá trình khám chữa bệnh đã được mã hóa và lưu trữ cập nhật trên hệ thống mạng. Với những thông tin đó, bệnh nhân có thể yêu cầu một bác sĩ khác “xem lại” cách điều trị của vị BS trước đó. “Người bạn” của thầy thuốc Cũng như các đồng nghiệp “BS điện toán” của mình, bàn làm việc của BS Hà chỉ có màn hình vi tính và máy in. Sau khi có đầy đủ các thông tin chẩn đoán và lắng nghe bệnh nhân khai bệnh, chị đánh máy lưu trữ các triệu chứng chính rồi cho ý kiến chẩn đoán. Nếu là bệnh “chuẩn”, chị không cần đánh máy mà click vào mục tra cứu ICD (liệt kê các chẩn đoán chuẩn ngành y) và click để chọn; khi đó mục “Phác đồ” cũng tự động hiện lên phác đồ điều trị chuẩn của ngành, BS chỉ cần thay đổi cho phù hợp với thực tế bệnh tình và kinh nghiệm điều trị của mình. Xong đâu đấy, BS ra y lệnh: kê toa, nhập viện hoặc chuyển viện. Mọi việc diễn ra rất nhanh chóng, hơn hẳn so với cách mày mò theo kiểu “truyền thống”. Điểm gây thú vị nhất đối với các thầy thuốc sử dụng YKHOA.NET chính là phân hệ “Toa thuốc thông minh”. Phân hệ này cài sẵn từ điển thuốc điện từ (thay vì phải lò mò lật cuốn từ điển thuốc dày cộp), ngoài ra còn tự động cảnh báo khi thầy thuốc kê toa hai loại thuốc trùng nhau hoặc tương kỵ nhau gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Với hệ thống nối mạng, BS cũng biết chắc một loại thuốc nào đó hiện có trong quầy thuốc nếu không còn thì kê toa một loại khác cùng công dụng, nhờ vậy mà bệnh nhân khỏi phải vất vả xin đổi thuốc hoặc chạy khắp các nhà thuốc để tìm mua. Cũng vậy, qua mạng BS cũng biết chính xác đơn giá từng loại thuốc mà có thể kê toa phù hợp với từng hoàn cảnh bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo. Ngoài ra, “Toa thuốc thông minh” còn giúp BS tự động điền khuyết tên thuốc, cách dùng thuốc, số lần dùng, số lượng và cả những lưu ý khi dùng thuốc. Theo BS Phan Xuân Trung, GĐ Công ty điện toán y khoa Hoàng Trung, công ty đang hoàn tất phân hệ quản lý điều trị nội trú và phân hệ báo cáo số liệu cho ngành. Ông Trung cho biết thêm BV Truyền máu & huyết học TP.HCM đã ký hợp đồng áp dụng toàn bộ hệ thống YKHOA.NET và trở thành “e-hospital” (BV điện từ) đầu tiên tại VN. Thái Bình
TIN LIÊN QUAN