Giảm "alô", tăng thư điện từ, giảm họp hành là mục tiêu hướng tới trong hoạt động Nhà nước

10:38, 06/03/2008

XHTTOnline: Ngày 5/3/2008, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị “ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện từ ở Việt Nam”. Mục đích của hội nghị nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành CNTT để đẩy nhanh quá trình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và xây dựng Chính phủ điện từ. Hội nghị có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ TTTT Lê Doãn Hợp cùng 4 Thứ trưởng Bộ TTTT và các chuyên gia hàng đầu về CNTT, những nhà lãnh đạo trong ngành CNTT, Khoa học Công nghệ. Trong báo cáo hội nghị, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT đưa ra ý kiến lộ trình phát triển của Chính phủ điện từ ở Việt Nam: "đến năm 2010, chính phủ sẽ quản lý, điều hành qua mạng (thư điện từ, giao ban trực tuyến, xây dựng được 5 cơ sở dữ liệu). Cũng trong giai đoạn này sẽ cung cấp một số dịch vụ hành chính công trực tuyến (đối thoại trực tuyến, biểu mẫu điện từ, 100% công chức sẽ có thư điện từ). Đến năm 2015 sẽ cung cấp các dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến (đăng ký, cấp phép, thanh toán qua mạng). Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có Chính phủ tích hợp (I-Gov), tích hợp cung cấp các dịch vụ hành chính công liên cơ quan, tích hợp hoàn toàn các hệ thống thông tin."
Tiến sỹ Mai Liêm Trực
Trong các ý kiến đưa ra tại hội nghị, Tiến sỹ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT cho rằng "cần giảm “alô”, tăng thư điện từ, giảm họp hành. Lý giải cho vấn đề này, ông cho rằng nếu chuyển mệnh lệnh qua thư công tác thì chậm, nếu alô thì cấp dưới có thể quên, không diễn đạt hết, nhưng nếu qua thư điện từ, chúng ta có thể trình bày rõ ý, dài hơn và chính xác. Thứ trưởng cũng đưa ra những ví dụ rất sinh động: tại sao ngành Hàng không, Ngân hàng, Thuế, Hải quan,… ứng dựng CNTT rất mạnh và thành công? Câu trả lời là: "Nếu không ứng dụng CNTT thì họ không thể điều hành, hoạt động, họ sẽ bị chậm chễ. Theo đánh giá của Tiến sỹ Mai Liêm Trực, khi đưa ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực hành chính công thì lĩnh vực này sẽ minh bạch hơn, sạch sẽ hơn. giảm cò mồi, nhũng nhiễu. Trong thời gian qua chúng ta vẫn rất chậm chạp, lừng khừng và hời hợt trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào những lĩnh vực hành chính công. Chính phủ điện từ phải bắt đầu từ chính quyền cơ sở, các Sở địa phương. MH
TIN LIÊN QUAN