Lương y Lê Văn Minh: Người “thổi hồn” cho thuốc Nam dân tộc Cao Lan

14:25, 17/01/2022

Đời sống của người Cao Lan - Tuyên Quang gắn bó mật thiết với núi rừng nên họ thông thuộc nhiều loài “kỳ hoa dị thảo”. Cũng chính vì lẽ đó mà người Cao Lan đã biết sử dụng cây thuốc quý trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình. Một trong những người sở hữu bài thuốc công hiệu trên vùng đất này, phải kể đến Lương Y Lê Văn Minh - được mệnh danh là người “thổi hồn” cho “kho thuốc sống của các dân tộc”

Lương y Lê Văn Minh - người “thổi hồn” cho những bài thuốc nam của dân tộc Cao Lan.

Dân tộc Cao Lan - nơi sinh trưởng của những loài “kỳ hoa dị thảo”

Là một trong những cái nôi hình thành của người Việt cổ, Tuyên Quang nói chung và những dân tộc sinh sống tại đây nói riêng đều mang bản sắc văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa này được hình thành từ lịch sử, tự nhiên, con người. Trong đó có thể kể đến dân tộc Cao Lan, hay còn có tên gọi khác là dân tộc Sán Chay, nơi nổi tiếng với làn điệu Sình Ca và cũng nổi tiếng với những bài thuốc nam gia truyền độc đáo.

Quan niệm sống của người dân tộc các vùng núi phía Bắc cho rằng “vạn vật hữu linh”- mọi sự vật đều có linh hồn, cho nên đối với các thảo dược có công dụng quý giá như vậy, người Cao Lan cực kỳ trân quý và tôn thờ. Điều đó được thể hiện trong tục lệ của họ, nếu người bệnh sau khi được bốc thuốc và chữa khỏi, sẽ phải làm lễ cảm tạ với Đất Trời, cảm tạ thần linh, cảm tạ thần Dược. Có thể vì lẽ đó mà thần linh đã ban tặng cho họ sự trù phú, màu mỡ của thổ nhưỡng, nguồn nước, sự hài hòa của khí hậu, giúp cho những loài “kỳ hoa dị thảo” sinh trưởng phát triển vượt trội. Người Cao Lan sinh sống gần với núi rừng, gắn bó với công việc nương rẫy, trồng trọt từ rất lâu, nên họ có vốn kinh nghiệm phong phú trong việc sử dụng các loài thực vật để chữa trị bệnh. Lâu dần tạo thành những bài thuốc gia truyền mà người đời trước truyền thụ lại cho con cháu đời sau, hình thành lên những bài thuốc công hiệu sau này.

Thổ nhưỡng, nguồn nước trù phú giúp cho thảo dược sinh sôi vượt trội.

Người “thổi hồn” cho những bài thuốc nam của dân tộc Cao Lan

Bài thuốc tốt, nguồn thảo dược sẵn có, nhưng phải làm sao để khiến bài thuốc ngày một trở nên công hiệu mà không bị mai một bởi thời gian. Đó là những trăn trở mà lương y Lê Văn Minh, một người con sinh ra và lớn lên tại xã Thái Long, Tuyên Quang vẫn luôn đau đáu. Nhưng cũng vì những trăn trở ấy đã giúp ông có đủ đam mê theo đuổi tìm hiểu về cây thuốc suốt hơn 15 năm. 

Lương y Lê Văn Minh coi mỗi loài thảo dược như một người bạn.

Nghề thuốc đến với thầy như một mối lương duyên, mặc dù đã được tìm hiểu về cây thuốc từ nhỏ, nhưng phải đến khi kết hôn với vợ là người dân tộc Cao Lan, dòng họ của bà đã trải qua 3 thế hệ bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người, ông mới thực sự chính thức dần bén duyên với nghề. Thầy Minh chia sẻ: Thấy bà cụ làm thuốc, có những bài thuốc hiệu quả lắm. Đa phần người ta đi bệnh viện không đỡ, người ta tìm đến. Những bài thuốc nam này là bản sắc của dân tộc, mà mình không giữ lại sẽ có một ngày nó mai một đi. Đó là cái trách nhiệm của phận con cháu mà tôi nghĩ mình phải gánh vác nó”.

Phương thuốc dân dã đem lại hiệu quả thần kỳ!

Hơn 15 năm trị bệnh bốc thuốc, những bài thuốc của thầy Minh đã được lan truyền từ người này sang người khác, cả các tỉnh lân cận cũng biết tin mà tìm đến. Để nghiên cứu ra những phương thuốc công hiệu như vậy, ngoài việc đi rừng cùng các cụ cao niên trong bản, học hỏi nghề gia truyền của bà cụ, thầy Minh còn sưu tầm thêm sách cổ của những vị danh y nổi tiếng như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh v.v… để trau dồi. Trong những phương thuốc của thầy, phải kể đến sự hiệu quả của bài thuốc điều trị dạ dày và xương khớp.  “Bài thuốc xương khớp có hơn 10 vị, trong đó có những vị thuốc như huyết đằng, sâm ngọc linh, trư lung thảo,v.v.v giúp bổ khí huyết, tập trung điều trị tận gốc nguyên căn của bệnh, giảm đau nhức và phục hồi hệ xương khớp” thầy Minh chia sẻ. 

Lương y Lê Văn Minh bốc thuốc và thăm khám cho người bệnh.

Một trong những trường hợp bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc của thầy và đạt kết quả, như bác Nguyễn Minh Dương, trú tại thôn Hòa Bình- xã Thái Long- TP Tuyên Quang. “Tôi bị đau lưng khoảng 4-5 năm nay, đi phải có người dìu, chạy chữa nhiều nơi không dứt điểm. Sau khi nằm viện hơn 20 ngày, khi về nhà thì được người thân giới thiệu đến nhà thuốc của lương y Lê Văn Minh. Hiện tại bác thấy xương khớp nhẹ nhàng, không còn đau nữa, lao động sinh hoạt bình thường”, bác Dương hồ hơi chia sẻ

Trường hợp thứ 2 là cô Lê Thị Huệ, cũng là người xã Thái Long. Cô Huệ chia sẻ: “Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày. Có thời gian nó đau quằn quại, đau đến đâu buồn nôn đến đấy, đến mức không chịu được phải tức tốc đi bệnh viện khám. Sau đó về theo thuốc Nam của thầy Minh, uống thuốc của thầy là khỏi từ mấy năm nay rồi. Không đau đớn nôn ọe gì nữa, rất là phấn khởi”.

Cô Lê Thị Huê thuật lại quá trình điều trị bệnh.

Bắt đầu từ niềm yêu thích nét văn hóa độc đáo người dân tộc Cao Lan, thầy say mê tìm hiểu, và bị hấp dẫn bởi những loài “kỳ hoa dị thảo” khi có dịp theo chân những già làng lên rừng hái thuốc. Niềm yêu thích ấy đã biến thành động lực để hôm nay thầy đang vinh dự được giữ chức Chủ tịch Hội Đông y xã Thái Long. Trên cương vị ấy, lương Y Lê Văn Minh vẫn miệt mài học tập, góp phần “thổi hồn” cho bài thuốc nam dân tộc Cao Lan được bảo tồn và truyền  lại cho nhiều thế hệ sau. 

Khôi Nguyên