Những công nghệ mang tính nhân bản

05:26, 16/10/2009

 Có thể nói, công nghệ đóng vai trò chính để đưa sản phẩm công nghệ có sức cuốn hút, hấp dẫn với người dùng. Sở dĩ, mọi người đam mê iPhone vì iPhone mang đến công nghệ chạm vuốt mà trước đó chưa hề có. Không chỉ iPhone mà nhiều thiết bị khác cũng ẩn chứa sức mạnh công nghệ mới làm xiêu lòng người dùng đang dần có xu hướng mong muốn được sử dụng thiết bị mang tính nhân bản cao chứ không đơn thuần chỉ là một cổ máy phục vụ công việc hay giải trí.

 

Những hạn chế của công nghệ cũ
 
Cách đây 4,5 năm, những chiếc O2 với khả năng chấm chích làm mê mệt người dùng. Đơn giản vì đó là sự thoát khỏi cách ra lệnh bằng bàn phím khô cứng. Hai năm gần đây là sự có mặt của iPhone, thay vì phải dùng bút chọc với một lực nhất định để hệ điều hành máy cảm nhận được.
 
 Lần này là sự chạm vuốt, không cần lực. Đây là những bước tiến nhằm đem lại sự thuận tiện và gần gũi hơn cho sự tương tác giữa người sử dụng và thiết bị.
 
Việc dùng 2 ngón tay zoom file ảnh trên iPhone tạo sự trực quan sinh động, dễ thực hiện, không phải rắc rối qua nhiều công đoạn. Sử dụng bàn phím hay bất kỳ một lệnh nào khác có thể phi trải qua quá trình học hỏi, ghi nhớ. Cho nên các hãng sản xuất luôn mong muốn tìm kiếm công nghệ mới giúp sự tương tác giữa người dùng và thiết bị trở nên thân thiết, gần gũi hơn. Ở một mặt nào đó, công nghệ mới đạt được thành công như công nghệ chạm vuốt của iPhone, công nghệ bảo mật vân tay... Song cũng có công nghệ chưa đạt sự thành công như mong đợi như công nghệ dùng giọng nói ra lệnh cho thiết bị.
 
Công nghệ này bắt người dùng và thiết bị phải trải qua 1 quá trình luyện tập cùng nhau để đạt “tiếng nói chung” đúng ngữ điệu, đúng âm thanh, giọng nói thì máy mới hiểu được. Vì vậy mà, mặc dù ra mắt đã lâu,  ra lệnh bằng giọng nói vẫn không thuyết phục được người dùng, đặc biệt là người dùng Việt Nam bởi ngữ âm tiếng Anh của người Việt chưa chuẩn.

 

Công nghệ mang tính nhân bản

 

 Hiện công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, mang tính nhân bản cao chính là công nghệ điều khiển thiết bị dựa trên cảm biến chuyển động. Công nghệ được nhiều hãng nghiên cứu đưa vào ứng dụng và tùy vào từng dòng máy cụ thể mà có những tính năng và tên gọi khác nhau. Ban đầu, công nghệ này chỉ có phép người dùng tự xoay màn hình hiển thị máy theo chiều ngang hay đứng bằng cách xoay máy được thể hiện trên một số dòng HTC và iPhone.
 
Công nghệ tiếp tục được phát triển trên các máy Sony Ericsson mà điển hình là dòng W580i với câu quảng cáo của hãng, lắc tay chuyển nhạc. Tức việc thưởng thức âm nhạc chỉ qua cái lắc tay chứ không phải vào Menu, chọn bài, bấm nút, tới, lui để chọn bài hát ưa thích.

 

Hơn thế, mới đây, Sony Ericson cũng giới thiệu đến người dùng thế giới công nghệ Motion Game thể hiện phong cách chơi game sành điệu trên Sony Ericson F305. Không cần bấm phím như các loại điện thoại thông thường, trong trò chơi câu cá, người chơi vung tay trên không để quăng dây và giật cá lên khi cá đã cắn câu.
 
Hay trên dòng máy HTC X7500 cho phép người dùng cuộn trang Web bằng cách nghiêng máy với công nghệ mang tên VueFLO. Khi đó, người dùng chỉ cần nằm trên giường, duyệt Web với những chuyển động nghiêng máy mà không cần phải kéo thanh cuộn hay bấm các phím cứng. Không dừng lại ở đó, một số hãng sản xuất phần mềm còn đưa ra các chương trình cho phép có thể duyệt các thư mục bằng cách nghiêng máy. Dĩ nhiên phải được thực hiện trên các dòng máy có cảm biến chuyển động.

 

Trải nghiệm trên công nghệ mới
 
  Ưu điểm của công nghệ cảm biến chuyển động đã khá rõ, người dùng không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác mà vẫn có thể ra lệnh cho máy ở một số chức năng nhất định.
 
Điều này mang tính nhân bản lớn với số lượng người dùng lớn tuổi hoặc không rành công nghệ. Đồng thời tạo nên sự sành điệu cho người trẻ. Nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít phiền toái. Chẳng hạn người dùng vô tình lắc máy, mặc dù không chủ ý ra lệnh nhưng máy vẫn hiểu và thực hiện lệnh khiến việc sử dụng từ gần gũi, thân thiện đôi khi trở nên phức tạp, gây bực tức.
 
Một số dòng máy có tích hợp thêm nút điều khiển để kích hoạt hoặc tắt chắc năng cảm biến chuyển động. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế bởi để điều khiển được cảm biến chuyển động như vậy lại phải thực hiện thêm qua 1, 2 bước kích hoạt chức năng. Dẫu vậy, công nghệ cảm biến chuyển động là sự thể hiện những cải tiến rất quan trọng và đáng khích lệ với các nhà sản xuất nhằm làm mới thị trường di động và mở ra trang mới trong việc ứng dụng và sử dụng thiết bị công nghệ hiện nay. Hiệu quả công nghệ như thế nào vẫn chưa có con số thống kê cụ thể nhưng đang là xu hướng phát triển của tương lai, mang lại sự sành điệu và những trải nghiệm rất mới cho người sử dụng.

 

Công nghệ cảm ứng theo không gian 3 chiều  VueFLO hoạt động trong những trình duyệt Web hay khi bạn xem trước văn bản mà nếu trang Web hay văn bản đó lớn hơn kích thước khung hình của máy thì chi với 1 cái lắc nhẹ, ban có thể cho trang Web tự động cuốn trang mà không cần dùng thanh cuộn trên màn hình. Công nghệ này hoạt động bằng những cảm biến do sự chuyển động của thân máy.

            Nếu năm 2006, mới chỉ có khoảng 1-2% điện thoại mang công nghệ lắc chuyển động thì đầu 2008, con số này tăng lên 10% và chưa hết này 2009, con số này đã tăng hơn 20%, dự kiến sang năm sau là tăng 33%. Đây là dự báo của công ty nghiên cứu thị trường iSuppli. Khảo sát cũng cho thấy, cảm biến chuyển động không chỉ giới hạn trong smartphone mà chức năng này còn được phổ biến trong các thiết bị cầm tay khác.

Chỉ riêng trong năm nay 18/19 điện thoại mới của Sony Ericsson có chức năng này và 38% điện thoại của Nokia cũng sở hữu chức năng này. Nói như cách của ông Jeremie Bouchaud, giám đốc  iSuppli: người dùng đã biết khi họ lắc điện thoại thì nó sẽ có những hiệu ứng rất thú vị, như màn hình tự động chuyển từ dạng portrait sang landscape; hoặc lăn con súc sắc trong 1 trò chơi.    

 

Ái Dân

TIN LIÊN QUAN