Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Điều trị hậu Covid-19 cần bình tĩnh và tuyệt đối tin tưởng vào bác sĩ

09:36, 30/03/2022

TheoTS.BS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện, Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng, người dân cần chủ động chuẩn bị trong việc phòng và chữa Covid-19 và không nên lo lắng, hoang mang nhưng cũng không được chủ quan. Và đặc biệt, cần có tư vấn kịp thời của cán bộ y tế trong thăm khám, điều trị di chứng hậu Covid-19.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: “Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều, để lại nhiều hậu quả tàn dư sau đó. Chính vì vậy, cần hiểu rõ hậu COVID, phát hiện và phục hồi hậu COVID”.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ làm công thức máu, làm xét nghiệm chuyên sâu xem có bị tắc mạch hay không. Với trường hợp nghi ngờ biến chứng nặng sẽ được làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu.

Khi hết virus thì cơ thể vẫn còn kháng thể và có di chứng được gọi là hậu Covid. Vậy khi nào thấy khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, triệu chứng sương mù não,... mọi người cần đến trung tâm tim mạch để bác sĩ đánh giá mức độ xem có đúng mắc tim mạch hậu COVID-19 hay không.

Cũng theo Bác sĩ Thủy thì không phải ai cũng mắc hậu COVID-19. Chúng ta nên tránh 2 thái cực: Lo lắng quá hoặc chủ quan quá. Chúng ta cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được sức khỏe”.

TS.BS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện, Bệnh viện Tim Hà Nội.

“Nếu mắc di chứng về tim mạch, người bệnh cần bình tĩnh và tin tưởng vào bác sĩ. Người bệnh không nên hoang mang, rời vào trạng thái bi quan quá, rồi uống thuốc trên mạng với giá cao. Thuốc chỉ dùng tốt khi dùng đúng bệnh và sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu dùng sai. Việc thành công của chữa bệnh có thành công hay không do người bệnh tuân thủ quy tắc chữa bệnh. Khi cơ thể có triệu chứng khác thường cần liên hệ ngay đến cơ sở ý tế được khám chữa bệnh”, bác sĩ Thủy khuyến cáo.

Trong khi đó BS. Trần Quang Đạt – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Y Hà Nội phân tích, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các bệnh lý tim mạch phải có cục máu dông do tế bào chết giữa cơ thể chúng ta đáu tranh vi trùng, tế bào lởn vởn trong tim mạch kết hợp với nhau. Khi virus SARS-CoV-2 sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy việc giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu đối với bệnh nhân tim mạch là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân mắc tim mạch nhiễm covid -19.

BS. Trần Quang Đạt – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Y Hà Nội.

“Mọi người nên đi khám trước và sau khi mắc Covid-19. Nếu phát hiện có bệnh lý của tim mạch nên tìm cách khắc phục ngay. Rất nhiều người bị covid như cầu thủ bóng đá sau đó vẫn tiếp tục hoặt động được do chưa bị ảnh hưởng của tim mạch.
Sau khi covid có nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý nhiều kéo dài đến 2-3 tháng, sau đó các triệu chứng tức ngực, khó thở,.... Nếu ngoài các thuốc của bệnh viện, chúng ta cần năng cao chế độ dinh dưỡng, tập luyện, tinh thần lạc quan và kêt hợp thêm giải pháp hỗ trợ tim mạch. Có nhiều thảo dược tác dụng tốt làm cho máu tiêu tan nhanh hơn, làm tiêu tan cục máu đông, bớt các bệnh lý về tim mạch” – Bác sĩ Đạt nhấn mạnh.

Tuyển Thủy