Tin nhắn hình- trào lưu của giới trẻ

00:00, 02/09/2010

Nếu như điện thoại đang trở thành vật bất ly thân đối với giới trẻ, thì tin nhắn đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dùng điện thoại trẻ.

Cùng với tốc độ phát triển của các mạng di động, kéo theo lượng người dùng tăng lên một cách nhanh chóng, chỉ tính riêng 4 mạng di động lớn (VinaPhone; MobiFone; Viettel; S-fone) mà Bộ Thông Tin và Truyền Thông mới thống kê, đã có trên 48.023.185 thuê bao. Các dịch vụ giá trị gia tăng cũng cùng đó mà phát triển không ngừng: Trong đó phải kể đến các dịch vụ Tải Nhạc chuông, nhạc chờ;  Games Java; Các dịch vụ tư vấn:  bỏ thuốc lá, tư vấn làm đẹp, nhận thông tin tài khoản, tin tức, thời tiết, giá vàng….qua tin nhắn. Bên cạnh đó, các nhà khai thác mạng; các nhà cung cấp dịch vụ nội dung và thậm chí cả các nhà sản xuất di động cũng không ngừng ra mắt các ứng dụng cài đặt sẵn trong điện thoại: X-zone; I-muzik; Ovi; MobiTV, Vchat; Vscore; Cờ tướng online… nhằm thu hút giới trẻ sử dụng.

Tuy nhiên, cho dù các dịch vụ giá tăng kia nhiều tới đâu thì, dịch vụ nhắn tin vẫn luôn được ưa chuộng. Theo khảo sát của người viết với một số bạn trẻ tại Hà Nội và TP.HCM, 100% các bạn trẻ được hỏi đều trả lời sử dụng dịch vụ nhắn tin là chính trong hàng loạt các dịch vụ giá trị gia tăng mà các Mạng di động, cũng như các Nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) đang cung cấp.

Tin nhắn: Tỷ lệ nghịch với tuổi tác

Cũng trong lần khảo sát này, phóng viên XHTT phát hiện ra một thông tin thú vị: việc nhắn tin tỷ lệ nghịch với tuổi tác và tỷ lệ thuận với trình độ. Nếu như lúc còn trẻ, tin nhắn là dịch vụ chủ yếu bạn sử dụng, thì khi bạn càng lớn tuổi, việc sử dụng tin nhắn càng giảm. Lúc này, đa số việc sử dụng tin nhắn đều dành cho các dịp Lễ - Tết để thăm hỏi và chúc mừng tới người thân và bạn bè, thông qua chức năng gửi tin nhắn theo nhóm.

“ Lúc trước khi mình còn đang ở độ tuổi hẹn hò, trung bình một tháng mình nhắn tới trên 200 tin nhắn, có tháng nhắn tới hơn 400 tin, còn bây giờ, đa số mình cần gì đều nhấc điện thoại lên gọi và đa số chỉ dùng tin nhắn vào các dịp đặc biệt như Tết, ngày kỷ niệm để gửi tin nhắn tới người thân và bạn bè để chúc mừng” Chị Thảo My, 30 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội cho biết.

Nếu như, khảo sát với 2.365 người ở Mỹ (nguồn Business Week), chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động ở nhóm người có trình độ và học vấn cao hơn nhóm có trình độ và học vấn thì ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Đa số những người này đều chỉ biết dùng dịch vụ thoại, hoặc nếu có dùng tin nhắn thì cũng rất lơ mơ.

Bà Tám, giúp việc nhà tại một khu chung cư tại Quận 4, TP.HCM khi nghe thấy chuông tin nhắn tới, liền nhờ cô chủ nhà đọc giúp. Bà giải thích: Tôi  không biết dùng tin nhắn. Dù nhiều lần được hướng dẫn sử dụng dịch vụ này nhưng tôi vẫn mù tịt J.

Cũng gần giống như bà Tám, Bố chị Hà, hiện ở nhà Phụ vợ bán hàng cũng chỉ biết đọc tin nhắn, khi nào cần liên lạc với ai Chú đều tìm số trong danh bạ để gọi, chứ chả mấy khi nhắn tin. Chú cho biết, nhắn được một cái tin, có khi chú mất cả 10 phút để soạn, trong khi chỉ cần nhấc máy lên là có thể thoải mái trò chuyện.

Tại sao người trẻ ưa thích nhắn tin?

“ Đơn giản, vì có những chuyện khó diễn đạt bằng lời khi nói chuyện điện thoại thì mình hoàn toàn có thể nhắn tin”, Nguyễn Lê Doanh Toại, hiện đang làm phóng viên cho một trang thông tin điện tử cho biết.

Hơn nữa, Toại cho rằng, có những lúc đang di chuyển ngoài đường, việc trao đổi điện thoại rất bất tiện, nếu sử dụng tin nhắn, câu chuyện sẽ không bị lỡ và người nhận tin hoàn toàn có thể chủ động thời gian trả lời. Đó chính là lý do mà mỗi ngày Toại thường dùng từ 10 – 15 tin nhắn. Tương đương với mỗi tháng nhắn khoảng 300 – 450 tin nhắn.

Với Hoa, sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế TP.HCM, tính từ khi đổi điện thoại đến nay được 22 tháng, số lượng thống kê tin nhắn trong máy là 3451 gửi đi, trong đó có 3103 tin nhắn gửi thành công. Như vậy, tương đương với mỗi tháng Hoa nhắn xấp xỉ 150 tin.

Cũng có người, dù đã qua cái độ tuổi teen thì vẫn ưa thích nhắn tin hơn gọi điện thoại, vì đơn giản, theo họ, nhắn tin đã trở thành thói quen và họ chỉ gọi điện thoại khi có việc gấp. Anh Trung Phương, 31 tuổi, Giám đốc một công ty dệt may cho biết, hầu như anh nhắn tin nhiều hơn gọi. Vì theo anh, có những điều tế nhị, người ta cần suy nghĩ nên nhắn tin để người ta tiện trả lời. Trung bình một ngày, anh thường nhắn khoảng 20 tin, tương đương với mỗi tháng 600 tin nhắn. Còn nếu vào dịp Lễ Tết thì khỏi nói, có ngày nhắn tới cả 200 tin.

Cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ

Nắm được tâm lý này, các nhà khai thác mạng và các nhà cung cấp dịch vụ liên tục cho ra đời các dịch vụ SMS cho mobile nhằm đáp ứng và khai thác nhu cầu giải trí của giới trẻ.

Đây là dịch vụ tin nhắn hình đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cho phép người dùng, sử dụng các biểu tượng cùng text để nhắn tin cho nhau. Ngay lập tức, dịch vụ này đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ yêu thích nhắn tin.

Theo thống kê của VMG, tính từ ngày khai trương dịch vụ đến nay khoảng 1 tháng đã có gần 20.000 người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ. Hầu hết bạn trẻ sử dụng dịch vụ này đều rất hài lòng, vì theo họ những biểu tượng này giúp họ thoải mái thể hiện cảm xúc thông qua tin nhắn.

Cũng giống như nhiều bạn trẻ khác, Hoa, cô sinh viên Kinh tế TP.HCM đã chọn nhắn tin để diễn đạt được những ý mà không thể nói bằng lời. Chính vì vậy, ngay khi trên thị trường xuất hiện dịch vụ ZMS - Tin nhắn hình, Hoa lập tức đăng ký và trở thành thành viên của cộng đồng ZMS. Cô cho rằng, giữa tin nhắn thường và tin nhắn ZMS thì tin nhắn ZMS thú vị hơn, diễn tả được đầy đủ thông tin mà mình muốn gửi đến người nhận. Mà giá tiền của 2 loại tin nhắn hình ZMS và tin nhắn kí tự là như nhau thì  ZMS là một lựa chọn tốt cho người dùng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Có thể nói, tin nhắn ngày càng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người dùng di động, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì lý do đó, ngày càng nhiều nhà cung cấp ra sức nghiên cứu và phát triển để tung ra các dịch vụ thu hút giới trẻ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như đa dạng hóa các dịch vụ cho thượng đế. Đó cũng lý giải cho việc thức thời của các nhà tổ chức các các cuộc thi, hay các giải thưởng trong lĩnh vực văn hóa – giải trí – kinh tế luôn đưa thêm phần Bình chọn qua SMS vào các cuộc thi, giải thưởng một phần vừa nhằm tăng doanh thu, một phần cũng để tăng thêm tiện ích cho người dùng trong việc bỏ phiếu.

nhu cẦu sỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

 

Độ tuổi

18-34

35-44

45-54

55+

 Lịch và danh bạ

42%

56%

46%

47%

19%

Tải dữ liệu hay  chơi game

33%

54%

34%

26%

11%

Tải nhạc chuông

32%

47%

31%

30%

15%

Tin nhắn nhanh  

31%

43%

32%

33%

12%

Chụp hình

26%

35%

27%

29%

12%

Gửi và nhận email

21%

28%

24%

18%

12%

Truy cập thông tin từ Internet

21%

34%

21%

19%

5%

Chỉ dùng dịch vụ thoại

35%

16%

32%

31%

63


(Nghiên cứu với 2.365: Nguồn Business week)

Nhị Anh

TIN LIÊN QUAN