VINASAT 1 Ngôi sao đầu tiên của Việt Nam trên quỹ đạo không gian

12:02, 13/03/2008

XHTTOnline: 7h sáng ngày 7/3/2008 theo giờ Việt Nam, chuyên cơ Antonov 124 của Nga đã vận chuyển Vinasat-I đến sân bay Kouru thuộc French Guiana. Tại đây, Vinasat sẽ được đưa tới bãi phóng Kourou để đo kiểm lần cuối trước khi rời bệ phóng vào ngày 12/4/2008 tới đây. Sự kiện Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh Vinasat-I đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế mà nó còn có ý nghĩa chính trị to lớn. Vạn sự khởi đầu nan Trước nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và viễn thông, từ những năm 1980 Việt Nam đã phải thuê vệ tinh của nước ngoài và chi phí thuê vệ tinh lên đến hàng chục triệu đô la mỗi năm. Trước nhu cầu phát triển ngày càng lớn, việc có một vệ tinh riêng của mình là một nhu cầu tất yếu. Xuất phát nhu cầu đó, ngày 12/7/1995 Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông) thành lập Tiểu ban và nhóm công tác thực hiện việc đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh cho Việt Nam. Sau đó đã trình Thủ tướng Chính phủ xin xây dựng dự án tiền khả thi về phóng vệ tinh thông tin lên quỹ đạo. Ngày 19/12/1995 Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chủ trì và phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng dự án tiền khả thi phóng vệ tinh riêng cho Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho VNPT làm chủ đàu tư Dự án Vinasat-1. Do đây là một lĩnh vực mới nên trong quá trình triển khai Dự án, VNPT đã gặp nhiều khó khăn hơn dự kiến. khó khăn thứ nhất phải kể tới đó là việc thống nhất cấu hình quả vệ tinh và băng tần giữa các Bộ ngành. Mỗi Bộ ngành đều đưa ra các yêu cầu cần thiết cho nghiệp vụ của riêng mình nhưng quả vệ tinh chỉ có một nên cần sự bàn bạc thống nhất để có được yêu cầu chung đối với quả vệ tinh. Khó khăn thứ hai và cũng là khó khăn nhất là vấn đề đăng ký và phối hợp quỹ đạo. Vì Quỹ đạo vệ tinh là tài nguyên có hạn và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ chấp nhận đăng ký theo nguyên tắc ai đến trước được đăng ký trước, người đến sau không được gây can nhiễu cho người đến trước và cũng không có luật nào buộc các nước phải có tinh thần hợp tác nên quá trình đàm phán phối hợp quỹ đạo với đối tác các nước rất khó khăn và kéo dài. Đến năm 2005, sau nhiều năm đàm phán, VNPT đã thành công và chủ quyền quỹ đạo của Việt Nam ở vị trí 132oE đã được công nhận. Bên cạnh đó công tác đàm phám còn phải tiến hành với các quốc gia có vị trí quỹ đạo liền kề như Nga, Nhật Trung Quốc... Như vậy để xác định được vị trí của vệ tinh Vinasat-I đã phải trải gần 10 năm đàm phán từ 1998 đến 2005. ITU quy định hạn cuối để việt Nam xác định vị trí vệ tinh trong quỹ đạo vào tháng 5/2008 vì vậy công tác tìm đối tác cung cấp vệ tinh cũng là một vấn đề khó đối Việt Nam. Được Chính phủ giao nhiệm vụ là chủ đầu tư dự án Vinasat-1 với kinh phí sản xuất và phóng vệ tinh lên đến 200 triệu đô la, việc lựa chọn nhà thầu cùng là một khó khăn lớn đối với VNPT. Quá trình đấu thầu quốc tế và lựa chọn đối tác thực hiện Dự án VINASAT-1 đã dựa trên các tiêu chí: đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro; đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, độ tin cậy và yêu cầu về công nghệ hiện đại, đã qua trải nghiệm; có các điều kiện thương mại và giá cả hợp lý. Sau quá trình đấu thầu, được sự chấp thuận của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia Dự án VINASAT-1, các bộ, ngành liên quan, VNPT đã lựa chọn được nhà thầu tư vấn giàu kinh nghiệm Telesat Canada. Tiếp đó, VNPT cũng đã lựa chọn nhà thầu sản xuất vệ tinh là Lockheed Martin Commercial Space Systems - Tập đoàn sản xuất thiết bị công nghệ vũ trụ lớn nhất của Mỹ và Công ty Vận tải hàng không vũ trụ Châu Âu Arianespace là nhà thầu phụ đảm nhận việc phóng vệ tinh. Công tác đào tạo Kỹ thuật viên làm việc tại trạm điều khiển vệ tinh mặt đất cúng được đánh giá là một khó khăn, thách thức không nhỏ. Mọi hoạt động của vệ tinh đều được điều khiển tại mặt đất và không thể thực hiện được bất cứ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng nào ngoài không gian (Phó Chủ tịch Lockheed Martin Phụ trách khu vực Châu á Thái Bình Dương) Với hợp đồng đào tạo của Lockheed Martin hàng chục kỹ thuật viên đã được cừ đào tạo tại Mỹ, số còn lại được các chuyên gia của Lockheed Martin đào tạo tại Việt Nam. Là một lĩnh vực mới, đòi hỏi trình độ cao, khối kiến thức dành cho các Kỹ thuật viên rất lớn. Tuy nhiên đến thời điểm này các Kỹ thuật viên tại trạm điều khiển mặt đất Quế Dương, Hà Tây đã cơ bản sẵn sàng để vận hành Vinasat-1. Rút ngắn khoảng cách số và góp phần phát triển thương mại vệ tinh Theo lộ trình, tháng 5/2008 Nhà thầu Lockheed Martin sẽ bàn giao VINASAT-1 cho VNPT sau một tháng kiểm tra lại hoạt động của vệ tinh. Như vậy Việc phóng vệ tinh VINASAT-1 là sự kiện khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên quỹ đạo không gian, đồng thời nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam nói chung và Viễn thông CNTT Việt Nam nói riêng. VINASAT-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng TTLL của quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ VT-CNTT, phát thanh, truyền hình của Việt Nam. Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, VINASAT-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó có thể vươn tới được; trong đó, đặc biệt VINASAT-1 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai... Sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản được VINASAT-1 cung cấp phục vụ khách hàng là cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp đến trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh, hoặc thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói như kênh thuê riêng; phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đường truyền ISP, kênh thuê riêng cho di động, điện thoại vùng sâu vùng xa... Theo ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia Dự án VINASAT (Một khách hàng lớn của dịch vụ vệ tinh Vinasat-1 trong tương lai). sử dụng dịch vụ của Vinasat-1, lĩnh vực Truyền hình, phát thanh sẽ tự chủ hơn trong việc phủ sóng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên mọi miền đất nước. Dự kiến tuổi thọ của Vệ tinh Vinasat-1 sẽ kéo dài khoảng 15 năm và VNPT sẽ có 9 năm để thu hồi vốn. Tuy nhiên khoảng thời gian thu hồi vốn có thể nhanh hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào lượng nhu cầu của khách hàng. Hiện, kế hoạch thương mại các dịch vụ của Vinasat-1 đang được VNPT ráo riết thực hiện. Đã có 16 khách hàng lớn bày tỏ nguyện vọng được thuê dịch vụ từ Vinasat-1. Khi sử dụng dịch vụ vệ tinh Vinasat-1 giá khách hàng sẽ tiết kiệm được 1,8 đến 3 lần chi phí, đặc biệt sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Xuân Lưỡng
TIN LIÊN QUAN