5 dự đoán quan trọng về chi tiêu công nghệ của các doanh nghiệp
00:00, 30/11/-0001
Các công ty sẽ phải chi trả 2,1 nghìn tỷ USD cho công nghệ doanh nghiệp vào năm 2017; tăng 6,7% so với năm 2014.
Chi tiêu cho công nghệ doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 6,7%; đạt 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2017 so với năm ngoái, theo báo cáo nghiên cứu của Barclay. Báo cáo cho biết, các công ty đang có kế hoạch mua nhiều phần mềm doanh nghiệp hơn là đầu tư cho phần cứng như thiết bị lưu trữ dữ liệu và máy tính cá nhân.
Sự nổi lên của điện toán đám mây, trong đó, các công ty có thể mua tài nguyên máy tính theo yêu cầu từ các công ty như Amazon và Microsoft đã làm thay đổi thói quen mua sắm công nghệ của các doanh nghiệp. Dưới đây là năm dự đoán thú vị nhất từ báo cáo:
1. Doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phần mềm
Chi tiêu cho phần mềm dự kiến sẽ đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2017, tăng 17% so với 3,8 tỷ USD năm 2014. Bước nhảy vọt này là do việc áp dụng ngày càng tăng của các dịch vụ phần mềm điện toán đám mây từ các công ty như Salesforce.com và Workday.
Các doanh nghiệp cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phần mềm và dịch vụ phân tích dữ liệu từ các nhà cung cấp, theo các tác giả báo cáo. Nguyên do là bởi các công ty ngày càng có nhu cầu thu thập lượng lớn dữ liệu về hoạt động của khách hàng, và cần thêm công cụ để sàng lọc thông tin.
2. Doanh số phần cứng đang giảm
Thị trường phần cứng dành cho doanh nghiệp đang giảm xuống đáng kể. Nguyên do là bởi các công ty không còn mua nhiều máy chủ, máy tính cá nhân, thiết bị lưu trữ và máy in… như trước nữa. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mua các dịch vụ điện toán từ những nhà cung cấp lớn như Amazon để không phải tốn kinh phí cho việc bảo trì các phần cứng. Vì vậy, các công ty có xu hướng lâu thay thế thiết bị của họ hơn so với trước đây. Kết quả là chi tiêu dành cho phần cứng dự kiến sẽ sụt giảm 13,6%; ước đạt 2,98 tỷ USD vào năm 2017, thấp hơn so với 3,4 tỷ USD của năm 2014.
3. PC và máy in được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mua sắm
Tác giả báo cáo đã so sánh thị trường PC và máy in với tủ lạnh. Trên thực tế, mọi người không thường mua tủ lạnh mới mà chỉ quyết định mua khi họ thực sự cần một chiếc mới. Các doanh nghiệp cũng nhìn nhận như vậy về PC và máy in. Mặc dù vậy, các công ty như Hewlett-Packard và Lenovo lại trông cậy rất nhiều vào hệ điều hành Windows 10 cũng như bộ xử lý Intel vừa mới phát hành có thể giúp tái khởi động cho hoạt động bán hàng của PC.
4. Các nhà vô địch tiềm năng
Trong báo cáo, Barclays cho biết, Apple sẽ tiếp tục làm tốt vai trò thúc đẩy doanh số iPhone, iPad và máy tính. Cisco cũng vậy vì phần cứng mạng sẽ vẫn là một điểm sáng tương đối so với các thiết bị trung tâm dữ liệu khác. Các tác giả tin rằng mặc chuyển sang các dịch vụ điện toán đám mây, thì các công ty lớn như các doanh nghiệp sóng mạng và viễn thông vẫn mua phần cứng mạng để cải thiện cơ sở hạ tầng rộng lớn của họ.
5. Sự lạc hậu tiềm năng của thị trường
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Hewlett-Packard sẽ là một trong những công ty phải gánh chịu nhiều tổn thất trong những năm sắp tới. Các doanh nghiệp chuyển sang mua sắm dịch vụ điện toán đám mây có nghĩa là sẽ có ít công ty mua hàng của HP. Tác giả lo ngại, HP có thể sẽ rơi vào xu thế bị sáp nhập nếu dự đoán xu hướng mua sắm của doanh nghiệp trở thành hiện thực.
IBM cũng được cho là công ty thích nghi khá chậm chạp, mặc dù công ty này đang thúc đẩy công nghệ crunching-data Watson của mình, các tác giả cho rằng việc đầu tư công nghệ mới hơn của IBM vẫn không thể tái khởi động tăng trưởng doanh thu cho hãng.
Chi tiêu cho công nghệ doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 6,7%; đạt 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2017 so với năm ngoái, theo báo cáo nghiên cứu của Barclay. Báo cáo cho biết, các công ty đang có kế hoạch mua nhiều phần mềm doanh nghiệp hơn là đầu tư cho phần cứng như thiết bị lưu trữ dữ liệu và máy tính cá nhân.
Sự nổi lên của điện toán đám mây, trong đó, các công ty có thể mua tài nguyên máy tính theo yêu cầu từ các công ty như Amazon và Microsoft đã làm thay đổi thói quen mua sắm công nghệ của các doanh nghiệp. Dưới đây là năm dự đoán thú vị nhất từ báo cáo:
1. Doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phần mềm
Chi tiêu cho phần mềm dự kiến sẽ đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2017, tăng 17% so với 3,8 tỷ USD năm 2014. Bước nhảy vọt này là do việc áp dụng ngày càng tăng của các dịch vụ phần mềm điện toán đám mây từ các công ty như Salesforce.com và Workday.
Các doanh nghiệp cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phần mềm và dịch vụ phân tích dữ liệu từ các nhà cung cấp, theo các tác giả báo cáo. Nguyên do là bởi các công ty ngày càng có nhu cầu thu thập lượng lớn dữ liệu về hoạt động của khách hàng, và cần thêm công cụ để sàng lọc thông tin.
2. Doanh số phần cứng đang giảm
Thị trường phần cứng dành cho doanh nghiệp đang giảm xuống đáng kể. Nguyên do là bởi các công ty không còn mua nhiều máy chủ, máy tính cá nhân, thiết bị lưu trữ và máy in… như trước nữa. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mua các dịch vụ điện toán từ những nhà cung cấp lớn như Amazon để không phải tốn kinh phí cho việc bảo trì các phần cứng. Vì vậy, các công ty có xu hướng lâu thay thế thiết bị của họ hơn so với trước đây. Kết quả là chi tiêu dành cho phần cứng dự kiến sẽ sụt giảm 13,6%; ước đạt 2,98 tỷ USD vào năm 2017, thấp hơn so với 3,4 tỷ USD của năm 2014.
3. PC và máy in được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mua sắm
Tác giả báo cáo đã so sánh thị trường PC và máy in với tủ lạnh. Trên thực tế, mọi người không thường mua tủ lạnh mới mà chỉ quyết định mua khi họ thực sự cần một chiếc mới. Các doanh nghiệp cũng nhìn nhận như vậy về PC và máy in. Mặc dù vậy, các công ty như Hewlett-Packard và Lenovo lại trông cậy rất nhiều vào hệ điều hành Windows 10 cũng như bộ xử lý Intel vừa mới phát hành có thể giúp tái khởi động cho hoạt động bán hàng của PC.
4. Các nhà vô địch tiềm năng
Trong báo cáo, Barclays cho biết, Apple sẽ tiếp tục làm tốt vai trò thúc đẩy doanh số iPhone, iPad và máy tính. Cisco cũng vậy vì phần cứng mạng sẽ vẫn là một điểm sáng tương đối so với các thiết bị trung tâm dữ liệu khác. Các tác giả tin rằng mặc chuyển sang các dịch vụ điện toán đám mây, thì các công ty lớn như các doanh nghiệp sóng mạng và viễn thông vẫn mua phần cứng mạng để cải thiện cơ sở hạ tầng rộng lớn của họ.
5. Sự lạc hậu tiềm năng của thị trường
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Hewlett-Packard sẽ là một trong những công ty phải gánh chịu nhiều tổn thất trong những năm sắp tới. Các doanh nghiệp chuyển sang mua sắm dịch vụ điện toán đám mây có nghĩa là sẽ có ít công ty mua hàng của HP. Tác giả lo ngại, HP có thể sẽ rơi vào xu thế bị sáp nhập nếu dự đoán xu hướng mua sắm của doanh nghiệp trở thành hiện thực.
IBM cũng được cho là công ty thích nghi khá chậm chạp, mặc dù công ty này đang thúc đẩy công nghệ crunching-data Watson của mình, các tác giả cho rằng việc đầu tư công nghệ mới hơn của IBM vẫn không thể tái khởi động tăng trưởng doanh thu cho hãng.