Apple gióng chuông cảnh báo ngành SmartPhone
04:22, 03/08/2012
Doanh thu quý của Apple thấp hơn mong đợi vẫn không là gì so với những cú sốc mà ngành công nghiệp smartphone phải chịu trong những ngày vừa qua, với ước tính còn lớn hơn so với cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Theo hãng tin Reuters, ở các thị trường phát triển, hầu như ai cũng sở hữu một chiếc smartphone, trong khi ở thị trường mới nổi tỉ lệ này thấp hơn nhiều, những chiếc điện thoại giá dưới 100 USD mới là kẻ hoành hành thị trường.
Tuy vậy trong đợt suy thoái trước, iPhone của Apple và smartphone chạy Android của Google vẫn ăn nên làm ra vì cả hai vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Nhu cầu về smartphone vẫn mạnh kể cả khi doanh thu của các thiết bị điện tử khác suy giảm vì người tiêu dùng cho rằng nâng cấp lên một thiết bị có nhiều tính năng hơn là đáng giá – chẳng hạn như màn hình cảm ứng, email và trình duyệt web đầy đủ.
Nếu không vì công nghệ đột phá như màn hình cảm ứng ngày càng phổ biến bởi những chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, người dùng hẳn đã không vội vã nâng cấp điện thoại đến vậy. Kết quả kinh doanh quý tính đến hết tháng 6/2012 của Apple đã chứng tỏ điều này khi doanh thu của hãng chịu một cú đánh mạnh do khủng hoảng nợ châu Âu còn nặng hơn cả dự kiến của giới đầu tư Phố Wall (Mỹ). Nhà nghiên cứu Daniel Ernst của công ty Hudson Square Research cho biết nền kinh tế có tác động lên tất cả các mặt hàng điện tử. Apple đã thách thức cuộc suy thoái lần trước, nhưng không thể thoát được lần này.
Theo nhà nghiên cứu Carolina Milanesi, những người dùng smartphone mà thường nâng cấp điện thoại mỗi 18-24 tháng đang kéo dài thời gian sử dụng điện thoại cũ lâu hơn 3 tháng so với thông thường. Lí do là bởi họ thấy việc nâng cấp không còn quá cấp thiết.
Áp lực về giá
Theo hãng Strategic Analytics, nhìn chung các lô hàng smarphone tăng 32% trong quý II, là mức tăng chậm nhất kể từ 16% tăng của năm 2009. Công ty nghiên cứu dự đoán: tăng trưởng của các đợt hàng smartphone sẽ chậm lại, xuống còn 40% năm 2012 từ mức 68% năm 2011 và sẽ giảm thêm 23% vào năm 2013.
Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu từ các thị trường mới nổi sẽ hỗ trợ cho các lô smartphone xuất xưởng kể cả khi kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng nhưng nguồn cung ngày càng tăng của các thiết bị giá rẻ hơn từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE lại tăng áp lực lên giá kể cả khi kinh tế cải thiện.
"Chúng tôi dự đoán ASP (giá bán bình quân) sẽ giảm vào năm 2013 và tiếp tục giảm từ đó trở đi. Nếu kinh tế vẫn là đường thẳng hoặc đi xuống thì sẽ càng đẩy nhanh các mẫu điện thoại giá rẻ hơn" , nhà phân tích Neil Mawston của Strategic Analytics cho biết.
Sự phổ biến của iPhone và Galaxy S có thể giúp hai hãng Apple và Samsung đứng ngoài cuộc đua giảm giá, nhưng đối với các nhà cung cấp nhỏ hơn như LG, HTC, Nokia và BackBerry thì cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
Thực sự các nhà cung cấp nhỏ biết rõ con đường phía trước sẽ gay go hơn khi lãnh đạo thị trường của Samsung báo doanh thu quý của smartphone tốt nhất trong lịch sử khi vượt mặt Apple và giành khách từ các đối thủ nhỏ hơn. Quy mô lớn hơn của Samsung cho phép hãng giảm chi phí mà vẫn thu được lợi nhuận.
Trong khi một số khoản thu nhập bị bỏ lỡ của Apple là do người tiêu dùng trì hoãn mua hàng để đợi mẫu iPhone ra kệ mùa thu này, LG lại tiếc thay không có lí do đó. Bộ phận điện thoại di động của hãng chiếm 1/5 doanh thu đã báo lỗ quý vì cạnh tranh, buộc hãng phải chi nhiều hơn vào tiếp thị cho các dòng giá rẻ.
Sức mua kém
Theo Garner, khoảng 35% trong số 1,9 tỉ điện thoại di động được ước tính bán trong năm nay là smartphone. Khoảng 20-25% dân số toàn thế giới đã sở hữu một chiếc smartphone, với tỉ lệ thâm nhập tăng tới 50 - 55% ở nước Mỹ.
"Đợt sóng đầu tiên là bán các mẫu giá cao cho những người giàu. Đợt sóng thứ hai là bán những mẫu giá thấp hơn cho những người ít tiền hơn", ông Mawson phân tích.
Millnesi của Gartner thì cho biết Huawei và ZTE đang ở vị trí tốt nhất trong số các nhà cung cấp smartphone giá rẻ."Nếu giá là nhân tố đầu tiên tôi sẽ chọn loại của Trung Quốc". Milanesi nói, cho biết LG và HTC là hai hãng dễ bị tổn thương nhất khi giá giảm vì họ cần phải tạo ra khác biệt.
Các nhà cung cấp dịch vụ không dây cũng đặt áp lực lên các nhà sản xuất thiết bị cầm tay mà họ phụ thuộc rất lớn ở nhiều khu vực như châu Âu và Hoa Kỳ cho các chương trình khuyến mãi. Các nhà cung cấp thường trợ cấp điện thoại để khuyến khích khách hàng cam kết hợp đồng dài hạn.
Ở châu Âu, một số nhà mạng như Telefonica đã ngừng trợ cấp hoàn toàn. Ba nhà mạng hàng đầu Mỹ là Verizon Wireless, AT&T và Sprint Nextel đều tăng lợi nhuận vì họ đã cắt phần chi phí trợ cấp bằng cách cung cấp nâng cấp cho khách hàng ít thường xuyên hơn.
Nếu người tiêu dùng không phải cắt giảm chi tiêu vì nền kinh tế yếu kém, nhà phân tích Ramon Llamas của IDC cho biết rồi sẽ có các loại smartphone phù hợp với từng ngân sách thôi.
Theo Vnreview