Bộ Tài chính dẫn đầu khối các bộ về mức độ chuyển đổi số
Theo Báo cáo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 (DTI 2020) vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố chiều ngày 19/10, Bộ Tài chính dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số năm 2020 của các bộ cung cấp dịch vụ công.
- Lộ trình áp dụng hoá đơn điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán bất thường
- Bộ Tài chính đề xuất gói tín dụng 3.500 tỷ hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị cho học trực tuyến
- Bộ Tài chính ban hành Quy chế Quản lý, vận hành, khai thác Cổng Công khai ngân sách nhà nước
- Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước
- Bộ Tài chính đề xuất cho người Việt cá cược bóng đá vòng loại World Cup
- Bộ Tài chính đề xuất sửa giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy
Theo Báo cáo vừa được công bố, DTI 2020 trung bình của các Bộ cung cấp dịch vụ công là 0,3982 và có 11/18 Bộ có giá trị DTI 2020 trên mức trung bình. Với giá trị DTI là 0,4944, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số của các bộ cung cấp dịch vụ công. Xếp vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Theo đánh giá của DTI, trong năm 2020, Bộ Tài chính đã có nhiều hoạt động chuyển đổi số nổi bật như: tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 50%, 100% ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được kết nối, chia sẻ qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ.
Hiệu quả của các hoạt động này cũng được chứng minh qua việc phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia nộp thuế điện tử; 96,28% doanh nghiệp hoàn thuế điện tử; số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến là hơn 98 triệu trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trong năm 2020, đạt tỷ lệ 89,3%; tổng số lượt truy cập trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính năm 2020 là gần 3,4 triệu lượt.
Theo ông Hoàng Xuân Nam - Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính), thời gian, qua bám sát chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, Bộ Tài chính ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT.
Đến nay, Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới, công nghệ lõi như: công nghệ di động, công nghệ phân tích dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây trong thực hiện cải cách thủ tục tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển.
Ảnh minh hoạ.
Ngay từ năm 2017, Bộ Tài chính đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để triển khai cung cấp Hệ thống hỏi đáp chính sách tài chính tự động trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp tự tìm kiếm câu hỏi và trả lời các vấn đề liên quan đến thắc mắc về các chính sách của ngành Tài chính một cách tự động, thông minh. Qua đó đã rút ngắn được thời gian trả lời, giải đáp các vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng được nghiên cứu, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn từng bước đáp ứng được yêu cầu thông tin dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của ngành Tài chính.
Nhờ đó, đã đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng, đảm bảo tính liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin, giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.
Ngành Tài chính cũng đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ trong hệ thống CNTT nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng cũng như giải quyết nhanh các yêu cầu tăng trưởng hạ tầng phần cứng trong thời gian ngắn...
Việc ứng dụng CNTT đã mang lại sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính ngân sách theo hướng hiện đại, từng bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, góp phần quan trọng trong thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ...
Qua đó, tăng độ chính xác, tính kịp thời và minh bạch trong báo cáo tài khóa, kế toán và thống kê ngân sách nhà nước.
PV (t/h)