Cần Thơ hoàn thiện kiến trúc Chính quyền điện tử trước 2020

00:00, 30/11/-0001

Phó Giám đốc Sở TT&TT Cần Thơ Dương Thế Dũng cho biết, Cần Thơ phấn đấu hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử trước năm 2020 vào cải cách hành chính.

CPDT1

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước, giai đoạn 2015-2020, do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ chủ trì ngày 19/10, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ Dương Thế Dũng cho biết đạt chuẩn mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử là sự đảm bảo các chỉ tiêu chính như hạ tầng máy tính tại các cơ quan Nhà nước đạt 100%; mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% đơn vị cấp cơ sở; 100% lãnh đạo các cấp sử dụng chữ ký số; 100% cán bộ, viên chức giao dịch công việc qua hộp thư điện tử...
 
Để đạt được mục tiêu trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Lê Văn Tâm đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành liên quan đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước ở mức hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, kết nối thông suốt ổn định, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử.
 
Bên cạnh đó, Sở triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành như đô thị, văn hóa-xã hội, kinh tế... nhằm phục vụ các sở, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện trong tác nghiệp, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, công dân; đảm bảo hệ thống thông tin điện tử tin cậy, kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Nhân dân thành phố và công tác giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố.
 
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức tác nghiệp và kỹ năng quản trị, đảm bảo an toàn thông tin của đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước; nâng cao chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố Cần Thơ.
 
Hiện nay, chỉ số này đang nằm ở mức 19, và Cần Thơ phấn đấu đến năm 2020 nằm trong nhóm 8 địa phương đứng đầu cả nước.
 
Đồng thời, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để tổ chức, công dân tham gia tích cực vào việc thực hiện các thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, tăng cường giám sát việc phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức thông qua các kênh trực tuyến, đánh giá mức độ hài lòng của công dân, giám sát tiến độ chất lượng thực hiện thủ tục hành chính online...
 
Hiện nay, chỉ số hạ tầng máy tính tại các cơ quan Nhà nước của thành phố Cần Thơ mới đạt 74%, hệ thống thư điện tử đạt 80% và 85% cán bộ sử dụng chữ ký số.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước, giai đoạn 2015-2020, do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ chủ trì ngày 19/10, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ Dương Thế Dũng cho biết đạt chuẩn mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử là sự đảm bảo các chỉ tiêu chính như hạ tầng máy tính tại các cơ quan Nhà nước đạt 100%; mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% đơn vị cấp cơ sở; 100% lãnh đạo các cấp sử dụng chữ ký số; 100% cán bộ, viên chức giao dịch công việc qua hộp thư điện tử...
 
Để đạt được mục tiêu trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Lê Văn Tâm đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành liên quan đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước ở mức hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, kết nối thông suốt ổn định, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử.
 
Bên cạnh đó, Sở triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành như đô thị, văn hóa-xã hội, kinh tế... nhằm phục vụ các sở, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện trong tác nghiệp, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, công dân; đảm bảo hệ thống thông tin điện tử tin cậy, kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Nhân dân thành phố và công tác giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố.
 
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức tác nghiệp và kỹ năng quản trị, đảm bảo an toàn thông tin của đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước; nâng cao chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố Cần Thơ.
 
Hiện nay, chỉ số này đang nằm ở mức 19, và Cần Thơ phấn đấu đến năm 2020 nằm trong nhóm 8 địa phương đứng đầu cả nước.
 
Đồng thời, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để tổ chức, công dân tham gia tích cực vào việc thực hiện các thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, tăng cường giám sát việc phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức thông qua các kênh trực tuyến, đánh giá mức độ hài lòng của công dân, giám sát tiến độ chất lượng thực hiện thủ tục hành chính online...
 
Hiện nay, chỉ số hạ tầng máy tính tại các cơ quan Nhà nước của thành phố Cần Thơ mới đạt 74%, hệ thống thư điện tử đạt 80% và 85% cán bộ sử dụng chữ ký số.