Công nghệ truyền thông giúp gia đình gần gũi nhau hơn?

10:05, 05/10/2015

Theo kết quả từ báo cáo “Mang gia đình gần gũi nhau hơn” (Bringing Families Closer Together) của Ericsson ConsumerLab, cách thức tương tác của các thành viên trong gia...

parental

Các dữ liệu báo cáo được thu thập từ các nhóm gia đình cùng các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nhà cùng với các bậc cha mẹ ở khu vực San Francisco, và cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trực tuyến và hơn 1.005 gia đình trên khắp nước Mỹ.

Sự bận rộn, căng thẳng do lịch làm việc, và hoạt động đi lại của cha mẹ cùng các hoạt động sau giờ học của các con đã làm cho điện thoại di động trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ kết nối trong ngày giữa các thành viên trong gia đình với nhau. 

Đa số các gia đình đều có nhu cầu giao tiếp nhiều bằng cách sử dụng công nghệ hơn là trực tiếp mặt đối mặt. Chính vì vậy, bữa ăn gia đình và thời gian chở con đi học được xem như là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất để cha mẹ và con cái có thể tương tác và trò chuyện trực tiếp với nhau. 

Trong những năm gần đây, hoạt động sử dụng gọi thoại trong giao tiếp di động giữa các thành viên trong gia đình đã bị “vượt mặt” bởi tin nhắn văn bản. Theo Ann-Charlotte Kornblad, Cố vấn cấp cao của Consumer Insights tại Ericsson ConsumerLab, tin nhắn văn bản đảm bảo thông điệp được nắm bắt một cách dễ dàng và nhanh chóng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Gần đây, một số gia đình còn sử dụng các dịch vụ như WhatsApp và Kik để giao tiếp. Số liệu báo cáo cho thấy, thông qua các dịch vụ truyền thông này, cha mẹ đã sử dụng để giao tiếp với nhau nhiều hơn gấp năm lần, và nhiều hơn gấp tám lần với con cái của họ. Tuy nhiên, trẻ em cũng rất thông thạo trong việc sử dụng các nền tảng truyền thông như Instagram và Snapchat để giao tiếp với bạn bè chúng. 

Không ngạc nhiên khi các dịch vụ truyền thông mới đã gây ra các mối lo ngại mới cho cha mẹ. Báo cáo cho thấy các bậc phụ huynh bây giờ phần lớn đều thiết lập các quy tắc và quản lý thiết bị của con cái họ nhiều hơn. Trong số các gia đình được phỏng vấn, 72% chia sẻ rằng việc giới hạn sử dụng điện thoại di động được xem như một hình phạt khi các con mắc lỗi.

Tuy nhiên, ngay cả khi công nghệ truyền thông có tác động tích cực đến các gia đình đi chăng nữa thì nó vẫn ẩn chứa nhiều nhược điểm. Kornblad cho biết: "Nghiên cứu còn cho thấy rằng con trẻ vẫn muốn giao tiếp mặt đối mặt nhiều hơn với cha mẹ mình trong suốt một tuần, và công nghệ truyền thông không thể giải quyết việc này."

Các dữ liệu báo cáo được thu thập từ các nhóm gia đình cùng các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nhà cùng với các bậc cha mẹ ở khu vực San Francisco, và cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trực tuyến và hơn 1.005 gia đình trên khắp nước Mỹ.

Sự bận rộn, căng thẳng do lịch làm việc, và hoạt động đi lại của cha mẹ cùng các hoạt động sau giờ học của các con đã làm cho điện thoại di động trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ kết nối trong ngày giữa các thành viên trong gia đình với nhau. 

Đa số các gia đình đều có nhu cầu giao tiếp nhiều bằng cách sử dụng công nghệ hơn là trực tiếp mặt đối mặt. Chính vì vậy, bữa ăn gia đình và thời gian chở con đi học được xem như là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất để cha mẹ và con cái có thể tương tác và trò chuyện trực tiếp với nhau. 

Trong những năm gần đây, hoạt động sử dụng gọi thoại trong giao tiếp di động giữa các thành viên trong gia đình đã bị “vượt mặt” bởi tin nhắn văn bản. Theo Ann-Charlotte Kornblad, Cố vấn cấp cao của Consumer Insights tại Ericsson ConsumerLab, tin nhắn văn bản đảm bảo thông điệp được nắm bắt một cách dễ dàng và nhanh chóng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Gần đây, một số gia đình còn sử dụng các dịch vụ như WhatsApp và Kik để giao tiếp. Số liệu báo cáo cho thấy, thông qua các dịch vụ truyền thông này, cha mẹ đã sử dụng để giao tiếp với nhau nhiều hơn gấp năm lần, và nhiều hơn gấp tám lần với con cái của họ. Tuy nhiên, trẻ em cũng rất thông thạo trong việc sử dụng các nền tảng truyền thông như Instagram và Snapchat để giao tiếp với bạn bè chúng. 

Không ngạc nhiên khi các dịch vụ truyền thông mới đã gây ra các mối lo ngại mới cho cha mẹ. Báo cáo cho thấy các bậc phụ huynh bây giờ phần lớn đều thiết lập các quy tắc và quản lý thiết bị của con cái họ nhiều hơn. Trong số các gia đình được phỏng vấn, 72% chia sẻ rằng việc giới hạn sử dụng điện thoại di động được xem như một hình phạt khi các con mắc lỗi.

Tuy nhiên, ngay cả khi công nghệ truyền thông có tác động tích cực đến các gia đình đi chăng nữa thì nó vẫn ẩn chứa nhiều nhược điểm. Kornblad cho biết: "Nghiên cứu còn cho thấy rằng con trẻ vẫn muốn giao tiếp mặt đối mặt nhiều hơn với cha mẹ mình trong suốt một tuần, và công nghệ truyền thông không thể giải quyết việc này."
TIN LIÊN QUAN