Đã có kết quả của vụ phóng xạ Cs-137 thất lạc ở Bắc Kạn?

14:36, 05/01/2016

Theo ông Vương Hữu Tấn – Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã dùng thiết bị tối tân để tìm nguồn phóng xạ bị mất tại Bắc Kạn.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đây là thiết bị mới nhất do Hoa Kỳ mới viện trợ. Trước đó, tại Nhà máy Ximăng Bắc Kạn đóng trên địa bàn phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn đã xảy ra tình trạng mất nguồn phóng xạ Cs-137 trong quá trình lưu giữ tại kho. Nguồn phóng xạ này được sử dụng để kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng.

Theo thông tin tại giấy phép số 270/GP-ATBXHN ngày 12/8/2010 của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), hoạt động hiện tại của nguồn phóng xạ Cs-137 vào khoảng 3,97mCi (146,89 MBq) và được xếp vào nguồn phóng xạ nhóm 5. Cs-137 là nguồn phóng xạ nhỏ, ở mức độ nguy hiểm thấp nhất và không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Cụ thể cách thức phân loại các nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm:

 
phongxa2


"Nguồn phóng xạ bị mất rất nhỏ. Theo phân loại thì nguồn Cs-137 thuộc nhóm 5 nghĩa là chỉ số hoạt độ riêng dưới 0,01 nhưng ở đây là nhỏ dưới 0,002. Chính vì vậy mức độ nguy hiểm với con người là không có" - Ông Tấn nói.

Nguồn phóng xạ Cs-137 bị mất là nguồn phóng xạ kín, được đặt ở tâm của một bình chì hình trụ (kích thước đường kính khoảng 10 x 20 cm, màu ghi xám, nặng khoảng 03-04 kg). Bình chì có tác dụng che chắn bức xạ thoát ra ngoài môi trường.

Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ như đã nói ở trên là tùy thuộc vào khoảng cách, thời gian tiếp xúc và cách thức mà các vật liệu làm nguồn phóng xạ này bị phát tán vào môi trường.

Đồng quan điểm, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền (Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cũng cho hay, trong trường hợp xấu là nguồn phóng xạ nói trên đã bị đưa vào lò luyện thép thì mức độ rủi ro cũng không cao, không gây nguy hại lớn dẫn đến chết người.

Ông Tấn cũng cho biết đã cử đoàn chuyên gia cùng với thiết bị dò tìm phóng xạ tốt nhất để phối hợp với Bắc Kạn xử lý.

Hiện, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn đang khám nghiệm, thu thập dấu vết, chứng cứ và lấy lời khai của những người liên quan để truy tìm nguồn phóng xạ bị mất.

Đây là thiết bị mới nhất do Hoa Kỳ mới viện trợ. Trước đó, tại Nhà máy Ximăng Bắc Kạn đóng trên địa bàn phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn đã xảy ra tình trạng mất nguồn phóng xạ Cs-137 trong quá trình lưu giữ tại kho. Nguồn phóng xạ này được sử dụng để kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng.

Theo thông tin tại giấy phép số 270/GP-ATBXHN ngày 12/8/2010 của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), hoạt động hiện tại của nguồn phóng xạ Cs-137 vào khoảng 3,97mCi (146,89 MBq) và được xếp vào nguồn phóng xạ nhóm 5. Cs-137 là nguồn phóng xạ nhỏ, ở mức độ nguy hiểm thấp nhất và không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Cụ thể cách thức phân loại các nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm: