Đổi mã vùng điện thoại cố định: Để thống nhất nhưng không gây xáo trộn
00:00, 30/11/-0001
(Telecom&IT) - Theo Quy hoạch kho số viễn thông vừa được Bộ TT&TT ban hành tại Thông tư số 22/2014, từ ngày 1/3/2015, mã vùng điện thoại cố định của 59/63 tỉnh, thành phố...
Theo thông tư ban hành quy hoạch kho số viễn thông, Bộ TT-TT gửi cho báo chí cho biết: “Theo quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao là 7 hoặc 8 chữ số. Cụ thể: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (TP.Hà Nội và TP.HCM) có độ dài 1 chữ số; 37 tỉnh/thành phố có độ dài 2 chữ số và 24 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định, 2 TP (TP.Hà Nội và TP.HCM) có độ dài 8 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 7 chữ số. Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là không thống nhất, tùy theo tỉnh/thành phố mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia “0”. Với việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể… Như vậy, độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia “0”.
Theo đó, sẽ có 4 tỉnh không thay đổi mã vùng cố định là Hòa Bình (vẫn là 218), Vĩnh Phúc (211), Hà Giang (219), Phú Thọ (210). Các tỉnh/thành còn lại thay đổi như sau: Hà Nội sẽ đổi từ 4 thành 24; TP.HCM đổi từ 8 thành 28.
Quảng Ninh từ 33 thành 203; Bắc Giang từ 240 thành 204; Lạng Sơn từ 25 thành 205; Tuyên Quang từ 27 thành 207; Cao Bằng từ 26 thành 206; Thái Nguyên từ 280 thành 208; Bắc Cạn từ 281 thành 209.
Sơn La từ 22 thành 212; Lai Châu từ 231 thành 213; Lào Cai từ 20 thành 214; Điện Biên từ 230 thành 214;
Hải Dương từ 320 thành 220; Hưng Yên từ 321 thành 221; Bắc Ninh từ 241 thành 222; Hải Phòng từ 31 thành 225; Hà Nam từ 351 thành 226; Thái Bình từ 36 thành 227; Nam Định từ 350 thành 228; Ninh Bình từ 30 thành 229.
Quảng Bình từ 52 thành 232; Quảng Trị từ 53 thành 233; Thừa Thiên – Huế từ 54 thành 234; Quảng Nam từ 510 thành 235; Đà Nẵng từ 511 thành 236; Thanh Hóa từ 37 thành 237; Nghệ An từ 38 thành 238; Hà Tĩnh từ 39 thành 239;
Đồng Nai từ 61 thành 251; Bình Thuận từ 62 thành 252; Bà Rịa Vũng Tàu từ 64 thành 254; Quảng Ngãi từ 55 thành 255; Bình Định từ 56 thành 256; Phú Yên từ 57 thành 257; Khánh Hòa từ 58 thành 258; Ninh Thuận từ 68 thành 259.
Kon Tum từ 60 thành 260; Đắk Nông từ 501 thành 261; Đắk Lắk từ 500 thành 262; Lâm Đồng từ 63 thành 263; Gia Lai từ 59 thành 269.
Vĩnh Long từ 70 thành 270; Bình Phước từ 651 thành 271; Long An từ 72 thành 272; Tiền Giang từ 73 thành 273; Bình Dương từ 650 thành 274; Bến Tre từ 75 thành 275; Tây Ninh từ 66 thành 276; Đồng Tháp từ 67 thành 277.
Cà Mau từ 780 thành 290; Bạc Liêu từ 781 thành 291; Cần Thơ từ 710 thành 292; Hậu Giang từ 711 thành 293; Trà Vinh từ 74 thành 294; An Giang từ 76 thành 296; Sóc Trăng từ 79 thành 299.
Theo Quy hoạch mới, các chữ số 0, 1 sẽ không được sử dụng làm đầu số thuê bao mạng cố định mặt đất và mạng cố định vệ tinh. Không dùng các chữ số từ 2 đến 9 làm đầu mã, số dịch vụ trong mạng cố định mặt đất. Không dùng chữ số 0 làm đầu số thuê bao mạng di động mặt đất.
Như vậy, số thuê bao mạng cố định mặt đất sẽ có độ dài 7 hoặc 8 chữ số. Số thuê bao mạng cố định vệ tinh có độ dài 7 chữ số. Số thuê bao mạng di động mặt đất sẽ độ dài 7 chữ số nếu sử dụng cho thuê bao là người và sẽ có độ dài là 8 chữ số nếu sử dụng cho thuê bao là thiết bị. Riêng mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ sử dụng số thuê bao có độ dài 5, 6 hoặc 7 chữ số phụ thuộc vào quy mô mỗi mạng và giai đoạn áp dụng.
Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc có 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.
Theo thông tư ban hành quy hoạch kho số viễn thông, Bộ TT-TT gửi cho báo chí cho biết: “Theo quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao là 7 hoặc 8 chữ số. Cụ thể: Về độ dài mã vùng, 2 thành phố (TP.Hà Nội và TP.HCM) có độ dài 1 chữ số; 37 tỉnh/thành phố có độ dài 2 chữ số và 24 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Về độ dài số thuê bao điện thoại cố định, 2 TP (TP.Hà Nội và TP.HCM) có độ dài 8 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 7 chữ số. Điều này dẫn đến độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là không thống nhất, tùy theo tỉnh/thành phố mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia “0”. Với việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.
Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể… Như vậy, độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia “0”.
Theo đó, sẽ có 4 tỉnh không thay đổi mã vùng cố định là Hòa Bình (vẫn là 218), Vĩnh Phúc (211), Hà Giang (219), Phú Thọ (210). Các tỉnh/thành còn lại thay đổi như sau: Hà Nội sẽ đổi từ 4 thành 24; TP.HCM đổi từ 8 thành 28.
Quảng Ninh từ 33 thành 203; Bắc Giang từ 240 thành 204; Lạng Sơn từ 25 thành 205; Tuyên Quang từ 27 thành 207; Cao Bằng từ 26 thành 206; Thái Nguyên từ 280 thành 208; Bắc Cạn từ 281 thành 209.
Sơn La từ 22 thành 212; Lai Châu từ 231 thành 213; Lào Cai từ 20 thành 214; Điện Biên từ 230 thành 214;
Hải Dương từ 320 thành 220; Hưng Yên từ 321 thành 221; Bắc Ninh từ 241 thành 222; Hải Phòng từ 31 thành 225; Hà Nam từ 351 thành 226; Thái Bình từ 36 thành 227; Nam Định từ 350 thành 228; Ninh Bình từ 30 thành 229.
Quảng Bình từ 52 thành 232; Quảng Trị từ 53 thành 233; Thừa Thiên – Huế từ 54 thành 234; Quảng Nam từ 510 thành 235; Đà Nẵng từ 511 thành 236; Thanh Hóa từ 37 thành 237; Nghệ An từ 38 thành 238; Hà Tĩnh từ 39 thành 239;
Đồng Nai từ 61 thành 251; Bình Thuận từ 62 thành 252; Bà Rịa Vũng Tàu từ 64 thành 254; Quảng Ngãi từ 55 thành 255; Bình Định từ 56 thành 256; Phú Yên từ 57 thành 257; Khánh Hòa từ 58 thành 258; Ninh Thuận từ 68 thành 259.
Kon Tum từ 60 thành 260; Đắk Nông từ 501 thành 261; Đắk Lắk từ 500 thành 262; Lâm Đồng từ 63 thành 263; Gia Lai từ 59 thành 269.
Vĩnh Long từ 70 thành 270; Bình Phước từ 651 thành 271; Long An từ 72 thành 272; Tiền Giang từ 73 thành 273; Bình Dương từ 650 thành 274; Bến Tre từ 75 thành 275; Tây Ninh từ 66 thành 276; Đồng Tháp từ 67 thành 277.
Cà Mau từ 780 thành 290; Bạc Liêu từ 781 thành 291; Cần Thơ từ 710 thành 292; Hậu Giang từ 711 thành 293; Trà Vinh từ 74 thành 294; An Giang từ 76 thành 296; Sóc Trăng từ 79 thành 299.
Theo Quy hoạch mới, các chữ số 0, 1 sẽ không được sử dụng làm đầu số thuê bao mạng cố định mặt đất và mạng cố định vệ tinh. Không dùng các chữ số từ 2 đến 9 làm đầu mã, số dịch vụ trong mạng cố định mặt đất. Không dùng chữ số 0 làm đầu số thuê bao mạng di động mặt đất.
Như vậy, số thuê bao mạng cố định mặt đất sẽ có độ dài 7 hoặc 8 chữ số. Số thuê bao mạng cố định vệ tinh có độ dài 7 chữ số. Số thuê bao mạng di động mặt đất sẽ độ dài 7 chữ số nếu sử dụng cho thuê bao là người và sẽ có độ dài là 8 chữ số nếu sử dụng cho thuê bao là thiết bị. Riêng mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ sử dụng số thuê bao có độ dài 5, 6 hoặc 7 chữ số phụ thuộc vào quy mô mỗi mạng và giai đoạn áp dụng.
Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc có 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.