Phát triển cộng đồng Trí tuệ nhân tạo - Hợp tác và kết nối

09:22, 08/10/2021

"Hợp tác và kết nối phát triển cộng đồng AI" là chủ đề tọa đàm số 5 được thực hiện trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, với sự tham gia của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia cùng 6 diễn giả có kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 7/10 đã diễn ra Tọa đàm trực tuyến “kết nối phát triển cộng đồng AI”. Toà soạn xin giới thiệu bài tham luận của GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ, Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) với chủ đề “Hợp tác và kết nối phát triển cộng đồng AI”.

Như quý vị đã biết, Trí tuệ nhân tạo (TTNT) đã trải qua một hành trình rất dài, cộng đồng TTNT phát triển rất mạnh mẽ trong 65 năm kể từ năm 1975 với một sự kiện là Hội nghị về TTNT với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu. Trong đó, tôi muốn nhấn mạnh vai trò của ông Alain Turing đặt nền móng cho TTNT. Và hiện tại, những thành quả của ông còn được nhắc tới với tư cách là một nhà khoa học hàng đầu. Alain Turing vẫn là một trong những dấu ấn quan trọng để kiềm thử các hệ thống thông minh.

Chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều các hệ thống thông minh được sử dụng trong thực tiễn. Một sản phẩm rất tiêu biểu đó là người máy thông minh. Sophia là người máy thông minh mà có hình dáng người với các chức năng xử lý thông tin và khả năng về giác quan. Đặc biệt, Sophia đã được cấp hộ chiếu (tức là có quyền công dân) bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út vào năm 2017. Sau đó, Sophia cũng đã thực hiện một số chức năng quan trọng để thực hiện trong các show trình diễn. Một điều rất thú vị là trong phòng chống dịch Covid-19 Sophia có một người em tên là Grace đóng góp vào việc hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19.

Trên màn hình quý vị có thể thấy, Sophia đang toạ đàm với một người anh của mình cũng là người máy thông minh. Đứng ở giữa là ông David Hanson cha đẻ của hai robot này. Có thể thấy, cộng đồng phát triển TTNT không chỉ gồm những con người như chúng ta mà gồm cả cộng đồng những người máy thông minh.

Người máy thông minh Sophia với các chức năng xử lý thông tin và khả năng về giác quan.

Chúng ta thấy cộng đồng TTNT được phát triển rất tự nhiên, ban đầu xuất phát là từ các nhà khoa học từ trong các viện nghiên cứu. Trên màn hình ngoài Alain Turing là người đặt nền móng cho TTNT và CNTT nói chung, chúng ta thấy còn 3 Giáo sư vừa là người nghiên cứu vừa đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghệ nền tảng của TTNT. Giáo sư LeCun là Giáo sư của Trường Đại học New York nhưng đồng thời cũng là người đặt nền móng cho việc triển khai, phát triển TTNT tại Facebook. Giáo sư Hinton ở Trường Đại học Toroto Canada nhưng đồng thời cũng là một trong những nhân vật chủ chốt của Google. Giáo sư Montreal giáo sư tại Đại học Montreal và cũng là người đồng sáng lập công ty về AI mang tên Element AI.

Chúng ta thấy, bên cạnh cộng đồng các nhà nghiên cứu các nhà khoa học để tạo ra các thuật toán mới còn có những người phát triển công nghệ đến từ các Tập đoàn công nghiệp, những người phát triển, triển khai ứng dụng. Và đặc biệt chúng ta nhấn mạnh đến cộng đồng những người sử dụng TTNT.

Cộng đồng các chuyên gia, các nhà khoa học, nghiên cứu ở trong các trường đại học cũng như trong các Tập đoàn cũng đã có đóng góp rất lớn trong suốt lịch sử phát triển TTNT. Trên màn hình, chúng ta thấy một quá trình đi từ năm 1956. Gần đây nhất chúng ta thấy một định hướng TTNT dựa trên dữ liệu lớn. Có thể coi đó là một trong những điểm rất quan trọng tạo ra cơ hội mà người ta gọi là mùa xuân của TTNT. Cộng đồng TTNT cũng có ảnh hưởng rất lớn nhờ sự tham gia, hình thành của các Hội TTNT như Hội TTNT của Mỹ (AAAI) và Hội TTNT của châu Âu (ERAI). Trong những năm gần đây Hội TTNT của Mỹ cũng đã đổi tên nhằm thu hút không chỉ những chuyên gia hàng đầu của Mỹ mà cả những chuyên gia ở trong các nước trên toàn thế gới.

Lịch sử của Trí tuệ nhân tạo.

Phân tích cộng đồng những người triển khai, ứng dụng, phát triển TTNT và triển khai các ứng dụng trong lĩnh vực khác nhau, chúng ta thấy cứ 30 người làm về phần cứng và phần mềm thì có 1 người làm về TTNT. Tỷ lệ là 3,3%. Đây là một thông tin rất quan trọng vì khi chúng ta quan sát đến vai trò của cộng đồng những người làm TTNT của Việt Nam cũng cần phải quan tâm. Một thông tin khác đã được đưa ra, những người làm ra TTNT bao gồm các nhà nghiên cứu, những người phát triển công nghiệp TTNT cũng chỉ chiếm 6% trong lực lượng những người làm TTNT. Còn lại, những người triển khai ứng dụng và đội ngũ những người sử dụng trực tiếp chiếm 94%. Thông tin này là phần rất quan trọng để chúng ta có một định hướng phù hợp về cộng đồng phát triển TTNT ở Việt Nam.

Ảnh hưởng của TTNT được thể hiện rõ thông qua việc hình thành công nghiệp về TTNT. Trên thực tế, công nghệp TTNT không chỉ gắn với thời gian gần đân khi người ta nói đến “mùa xuân TTNT”, mà thực ra TTNT được nói đến từ những năm 90. Có một giai đoạn phát triển rất mạnh về hình thành các hệ thống phát triển ứng dụng trong công nghiệp mà dựa trên các nền tảng phát triển công nghệ Mờ và mạng Nơron. Tuy nhiên, TTNT những năm gần đây dẫn tới một nhu cầu rất quan trọng là trực tiếp tạo ra trí tuệ cho hệ thống, tạo ra sự thông minh đấy là dựa trên dữ liệu. Do vậy, người ta thấy rằng công nghiệp vì chúng ta đã triển khai rất rộng lớn ứng dụng TTNT trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và sản xuất. Trong đó dữ liệu được coi như một nguyên liệu dầu mỏ, TTNT được coi là một công nghệ nền tảng mà nó có tác dụng tạo ra giá trị gia tăng trong các sản phẩm và có tốc độ tăng trưởng hàm mũ.

Ảnh hưởng của Trí tuệ nhân tạo.

Ở Việt Nam cũng hình thành cộng đồng TTNT một cách rất tự nhiên, ở trong các trường đại học như chúng ta nhìn thấy, cộng đồng nhữn người làm TTNT và triển khai cũng đã cùng với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới tổ chức các Hội nghị quốc tế. Đó là những Hội nghị có tính chất định hướng về TTNT trong giai đoạn vừa rồi. Như các Hội nghị về khai phá dữ liệu, Hội nghị về TTNT trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Hội nghị về học máy, Hội nghị phát triển thông minh,…

Trong cộng đồng của chúng ta cũng đã tổ chức các Hội nghị bằng tiếng Anh có tính chất quốc tế. Trong đó, chúng ta đã có thế mạnh trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai TTNT. Năm 2018 đã đánh dấu bằng sự kiện chúng ta đã tổ chức một Hội nghị quốc gia về TTNT tên là AI4Life 2018. Đặc biệt, Hội nghị này có cách tiếp cận khác biệt so với hội nghị thông thường của giới Hàn lâm, có sự phối kết hợp trực tiếp với đội ngũ nghiên cứu, phát triển và triển khai tại các Tập đoàn. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Một sự kiện thứ 2 rất quan trọng mà bây giờ đã trở thành thường niên đó là AI4VN vào năm 2018 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham gia của chuyên gia người Việt tại nước ngoài. Chúng ta cũng có thêm các sự kiện khác có liên quan đến doanh nghiệp đóng góp rất nhiều cho TTNT như Zalo AI Summit. Viet AI cũng là một đơn vị mà tập hợp các nhà khoa học được đào tạo ở nước ngoài và đã tổ chức những hoạt động rất ý nghĩa đối với cộng đồng TTNT Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy rằng khi chúng tôi ban đầu những người tham gia về phát triển công nghệ cũng như triển khai ứng dụng khoảng độ 700 người, còn những người tham gia triển khai trực tiếp khoảng 650 và tổng nhân lực chúng ta hiện có là 1350. So với thế chúng ta thấy rằng nhân lực ICT còn ít. Cũng may mắn là các trường đại học đã năng động để tổ chức các chương trình về dữ liệu TTNT.

Sự hình thành các cộng đồng về phát triển công nghệ TTNT tại các tập đoàn có thể nhắc tới các tập đoàn hàng đầu như FPT, CMC, Viettel, VNPT, VIN,… Đấy là những nơi đã triển khai và đã hình thành được nền tảng có tính dẫn dắt thị trường về ứng dụng TTNT tại Việt Nam. Nhờ sự quan tâm của các đơn vị cũng đã triển khai, phát triển TTNT về các địa phương. Chúng tôi muốn nhấn mạnh về vai trò của Chương trình nghiên cứu, triển khai TTNT của TP HCM giai đoạn 2020 - 2030. Tại Quy Nhơn đang có sự phối hợp với tập đoàn FPT và đang hình thành FPT.AI. Ngoài ra, các đơn vị như Đại học quốc gia TP HCM cũng đã xây dựng các trung tâm AIC là trung tâm về TTNT, ở Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm CNTT cũng đã có trung tâm TTNT. Chúng ta có thể coi đó là động tác rất quan trọng về thúc đẩy cộng đồng nghiên cứu và phát triển TTNT ở Việt Nam.

Sự kiện AI4Life 2018.

Về sự kiện AI4Life 2018, có thể thấy sự hợp tác rất chặt chẽ giữa đại diện các phía đó là giới hàn lâm các trường Đại học (ví dụ như thầy Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Giáo sư Hồ Tú Bảo, Giáo sư Hoàng Kiếm), đại diện các tập đoàn doanh nghiệp như Tiến sĩ Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam, đặc biệt có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước là Phó Giáo sư Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là sự kiện rất quan trọng, thể hiện rõ sự kết nối ngay từ đầu trong những sự kiện đầu tiên AI4Life 2018.

Có 5 người chủ toạ tham gia vào chương trình AI4VN 2018 gồm Tiến sĩ Vũ Duy Thức, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Tiến sĩ Lê Viết Quốc và Tiến sĩ Bùi Thế Duy. Đây là hình ảnh về một sự kết nối chặt chẽ giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước những người phát triển công nghệ. Tiếp nối, năm 2019 sự kiện này tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Có thể nói đây là trung tâm công nghiệp hàng đầu của đất nước, việc tổ chức tại một trường đại học công nghiệp như vậy không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy cộng đồng TTNT của Việt Nam nói chúng mà còn hướng tới việc các sản xuất thông minh, dựa trên nền tảng công nghệ số.

Đặc biệt, ở thời điểm 2019 đã được hình thành một tổ chức được gọi là Liên Hiệp hợp tác và phát triển TTNT Việt Nam trong đó có sự chứng kiến của những lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và các đại diện của tổ chức có liên quan đến TTNT. Và những thành phần khác như cộng đồng AI4Life, cộng đồng FISU, các khoa trình diện về phát triển CNTT Việt Nam, cộng đồng phát triển các ứng dụng trên Google, cộng đồng về chuyển đổi số quốc gia, cộng đồng về học máy cơ bản, cộng đồng về đổi mới sáng tạo. Trong đó, chúng tôi đánh giá rất cao cộng đồng MMCB (học máy cơ bản) có sự tham giam của Tiến sĩ Vũ Đức Tiệp và các cộng sự. Họ đã tạo ra những sản phẩm, ấn phẩm liên quan đến học sâu, học máy.

Các đại biểu bấm nút thành lập Liên Hiệp hợp tác và phát triển TTNT Việt Nam.

Sự kiện AI4VN 2020 của TP HCM với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo thành phố và Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM Vũ Hải Quân. Chúng tôi nhấn mạnh vì đây là một đơn vị, một địa phương mà đứng ra tổ chức đăng cai AI4VN, có ý nghĩa quan trọng. Đấy chính là động lực phát triển ứng dụng và triển khai TTNT.

Nhận thức được tầm quan trọng của TTNT, Bộ KN&CN cũng đã có đề xuất trực tiếp với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTNT, về nghiên cứu, phát triển ứng dụng TTNT của Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030. Tính đến tháng 2-2020, Việt Nam được coi là 1 trong 50 quốc gia có Chiến lược phát triển TTNT có tính chất dài hơi.

Thủ tướng đã ký ban hành quyết định số 127 phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030, đây là một trong căn cứ rất quan trọng. Có rất nhiều các giải pháp hướng tới mục tiêu quan trọng về hình thành Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu ASEAN và 1 trong 50 nước dẫn đầu về TTNT trên thế giới. Chúng ta có 1 đại diện trong Top 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo TTNT trong khu vực ASEAN, xây dựng được 10 thương hiệu có liên quan TTNT. Bên cạnh các chỉ tiêu rất quan trọng, chúng ta còn hướng tới 3 điểm ảnh hưởng tới cộng đồng phát triển TTNT đó là hình thành 3 trung tâm ứng dụng đổi mới sáng tạo TTNT, hình thành 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu và tính toán, hỗ trợ trực tiếp cho các nghiên cứu, hình thành 50 bộ dữ liệu có khả năng dùng chung, chia sẻ và mở phục vụ cho việc kết nối các cộng đồng người sử dụng và phát triển TTNT ở Việt Nam.

Một số giải pháp cho phát triển cộng đồng TTNT được nhắc đến trong Chiến lược.

Giải pháp thứ nhất, triển khai phổ cập kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho thanh thiếu niên. Đây là phần rất quan trọng vì hướng tới đào tạo trước một bước cho nhân lực. Bộ GD&ĐT trong chương trình về giáo dục phổ thông năm 2018 ở môn Tin học lớp 10 đã có một chuyên đề Robot giáo dục. Đây là sự chuẩn bị rất quan trọng trong việc tạo ra kiến thức nền tảng cho học sinh hướng tới việc đạt trình độ cao sau này. Việc tham gia trực tiếp của Bộ KH&CN với sự kiện ngày hội STEM ngày 18/5/2021 kết nối giữa các phát triển, đào tạo ra các đội nghĩ thanh thiếu niên quan tâm đến STEM để phát triển việc ứng dụng, triển khai TTNT.

Cộng đồng của chúng ta phát triển các ứng dụng, nâng cao kiến thức, tầm nhận thức của thanh thiếu niên có sự tham gia của rất nhiều tổ chức như Tiki cũng là một trong những mô hình thúc đẩy sự quan tâm các vấn đề về robot, về TTNT.

Giải pháp thứ 2, thúc đẩy triển khai hình thức đào tạo nghề, đào tạo chứng chỉ ngắn và trung hạn về TTNT cho sinh viên ra trường, người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp. Cách mạng công nghiệp thứ 4 đã tạo ra những thành quả, cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự chuyển đổi. Nhu cầu đào tạo lại cho đội ngũ người lao động vẫn còn rất lớn. AI Academy là tổ chức đầu tiên tham gia đào tạo chứng chỉ ngắn hạn cho cộng đồng người lao động. Vai trò của AI và Robotics ở các trường đại học, các đơn vị khác nhau như trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM cũng đã triển khai rất nhiều các hoạt động. Thời gian vừa qua, Đại học Quốc gia TP HCM cũng đã khai trương trung tâm AIC (trung tâm đào tạo về TTNT và robot) với sự kết hợp với Tập đoàn IPPG. Đây là mô hình rất quan trọng, phối kết hợp đầu tư công và tư.

Giải pháp thứ 3, hình thành các cộng đồng dựa trên cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ mơ để phát  triển các ứng dụng TTNT của Việt Nam, cho Việt Nam, tại Việt Nam. Hệ sinh việt số hoá là một trong những dự án đầu tiên cấp quốc gia có sự thúc đẩy sự phát triển, nhận thức của cộng đồng và phát triển xây dựng các cộng đồng dữ liệu mở. Đây là một điểm nhấn và tiếp theo sẽ có nhiều đơn vị, nhiều tập đoàn và các địa phương sẽ tham gia việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ và mở. Trong chương trình KC4.0 giai đoạn 2019-2025 các triển khai nghiên cứu TTNT đã nhấn mạnh việc hình thành cơ sở dữ liệu có gắn nhãn và mở phục vụ cho các cộng đồng nghiên cứu ứng dụng về sau này.

Sự kiện ngày hội STEM ngày 18/5/2021.

Giải pháp thứ 4, ứng dụng TTNT nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh các tập đoàn hàng đầu cần thúc đẩy thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây chính là nơi triển khai các ứng dụng TTNT rất hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau. Trong các hoạt động của AI4VN 2021 có một hội thảo liên quan đến phát triển ứng dụng.

Giải pháp thứ 5, đẩy mạnh triển khai các nền tảng phần mềm và ứng dụng mở về TTNT sẵn có. Có sự tham gia trực tiếp của các Tập đoàn như Viettel đã có những nền tảng ban đầu. Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các đơn vị khác triển khai trên nền tảng của các Tập đoàn đã được đưa ra. Hay như FPT cũng đã tổ chức các hội thảo bàn giao, chuyển giao KHCN trên nền tảng mà FPT đã xây dựng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là điểm rất quan trọng trong việc thúc đẩy trong cộng đồng những người phát triển công nghệ, ứng dụng và đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

Giải pháp thứ 6, phát triển các doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số, phát triển và triển khai ứng dụng TTNT nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và kinh phí đầu tư. Như đã trình bày ở trên, TTNT đã phát triển sang một giai đoạn hình thành ra công nghiệp về TTNT với 2 nền tảng rất quan trọng là dữ liệu được coi là nhiên liệu dầu mỏ và TTNT được coi như công nghệ hàm mũ tạo giá trị gia tăng trong các sản phẩm. Việc hình thành các nền tảng, các doanh nghiệp trong chuyển đổi số cũng hướng tới việc có được các kho dữ liệu khổng lồ lớn. Và như vậy nó sẽ là cơ hội rất quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng TTNT trong các lĩnh vực khác nhau.

Giải pháp thứ 7, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng TTNT. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng sự tham gia của các đối tác nước ngoài, đối tác người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam đang làm việc tại các viện, trường đại học, tập đoàn của các nước trên thế giới. Có thể kể đến đóng góp ban đầu của tổ chức Việt AI có những triển khai rất hiệu quả.

Giải pháp thứ 8, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân về dữ liệu và ứng dụng TTNT. Dữ liệu, ứng dụng nền tảng và phần mềm là mở, dùng chung và chia sẻ hướng tới Hợp tác, kết nối và phát triển cộng đồng TTNT của Việt Nam, cho Việt Nam và tại Việt Nam.

Khôi Nguyên