Hà Nội: Học sinh lớp 1 học trực tuyến hiệu quả trong ngày đầu tiên
Học sinh lớp 1 tại Hà Nội chính thức học trực tuyến sau gần 2 tuần làm quen từ ngày 13/9. Để tránh gây áp lực cho các em, các nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu khoa học với thời lượng tối đa 3 tiết/ngày.
- Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau ngày 21/9
- Hơn 980.000 mũi vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm tại Hà Nội trong 2 ngày
- Phát động chương trình "Cùng em học trực tuyến" giúp 1 triệu học sinh khó khăn
- Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn học trực tuyến an toàn tại nhà
- Quảng Bình: Trao tặng 1.000 điện thoại thông minh cho học sinh học trực tuyến
Từ ngày 13/9, tất cả các nhà trường đều thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 đảm bảo an toàn, hiệu quả. Sau 2 tuần làm quen, về cơ bản, hầu hết học sinh lớp 1 đã có thể đáp ứng được với việc học trực tuyến.
Với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tối đa năng lực người học, các cô giáo khối 1 Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xây dựng các các tiết học ấn tượng theo hình thức trực tuyến qua phần mềm Zoom.
Theo cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình Minh, để có tiết học trực tuyến phù hợp cho học sinh, các giáo viên khối 1 của trường Tiểu học Thăng Long đã trao đổi nhiều biện pháp để có thể đồng hành với cha mẹ học sinh, học sinh lớp 1 trong quá trình học tập trực tuyến, có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ cha mẹ học sinh, học sinh lớp 1.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Thăng Long học trực tuyến.
Năm học 2021-2022, khối lớp 1 của Trường Tiểu học Thăng Long có tối đa là 35 HS/lớp nên khá thuận lợi trong việc dạy và học trực tuyến. Giáo viên đã hướng dẫn CMHS cách vận hành phần mềm học tập trực tuyến, cách phối hợp với giáo viên kèm cặp con, để mỗi phụ huynh trở thành một giáo viên trợ giảng hiệu quả.
Tại Trường Tiểu học Đại Từ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), các giáo viên đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho các tiết học đầu tiên dành cho học sinh lớp 1, giúp các con vừa học, vừa chơi, được tham gia trò chuyện, tương tác cùng cô giáo, các bạn cùng sự hướng dẫn của phụ huynh.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 cho biết: Ngay sau lễ khai giảng, cô giáo đã dành tuần đầu tiên cho việc thiết lập mối quan hệ, làm quen và các trò chơi để kết nối với trẻ. Đồng thời, thống nhất về nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ hình thành thói quen học tập cho con.
Giờ dạy học trực tuyến của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga - GVCN lớp 1A1 Trường Tiểu học Đại Từ.
Do học sinh lớp 1 còn nhỏ, chưa quen học, cô giáo giới hạn thời gian cho mỗi phiên học với 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy thì sẽ nghỉ vì khoảng chú ý của học sinh lớp Một không dài quá 15 phút. Việc thiết kế thời khóa biểu, thiết kế các phiên học phải dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.
Ngay từ tuần đầu dạy học sinh lớp 1 làm quen với các hoạt động dạy và học trong trường, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Đại Từ đã chỉ đạo sát sao giáo viên lớp Một thực hiện đúng tinh thần cho học sinh tiếp cận từng hoạt động để học sinh nắm bắt từ từ “Chậm - Chắc - Chất”. Nhờ đó, khi học trực tuyến, học sinh lớp 1 không cảm thấy bỡ ngỡ.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Để khắc phục những khó khăn của học sinh lớp 1, các nhà trường đã dành thời gian từ ngày 1/9 đến ngày 12/9 để cùng phụ huynh học sinh làm công tác tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh làm quen với hình thức học trực tuyến.
Từ ngày 13/9 đến ngày 30/9, các trường học trên toàn thành phố chính thức tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 theo chương trình quy định. Ngoài học trực tuyến với cô giáo, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp 1 hướng dẫn phụ huynh, học sinh theo dõi các tiết dạy trên truyền hình. Các môn học Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, một số bài môn Đạo đức, môn TNXH giáo viên có thể xây dựng bài học bằng video clip gửi cho phụ huynh học sinh để giúp con thực hiện các nội dung theo khung giờ phù hợp với từng gia đình. Các nhà trường đã chủ động sắp xếp thời gian học và các môn học phù hợp, tránh gây áp lực cho học sinh. |
PV (T/h)