Hoa Kỳ đưa dự luật trừng phạt hành vi trộm cắp công nghệ
Hai thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Hoa Kỳ hôm thứ Năm (11/6) đã đưa ra dự luật yêu cầu Tổng thống Donald Trump trừng phạt một cách có hệ thống hơn Trung Quốc vì ăn cắp công nghệ của Hoa Kỳ.
Dự luật yêu cầu Tổng thống đưa ra các cập nhật định kỳ cho Quốc hội về các công ty và cá nhân nước ngoài ăn cắp bí mật thương mại quan trọng của Mỹ và bắt buộc phải đưa ra các hình phạt, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Dự luật mới này được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ben Sasse.
Van Hollen nói với Reuters rằng, dự luật là một cách tiếp cận trực tiếp để chống lại việc sử dụng những cách bất hợp pháp của các công ty Trung Quốc để có được những tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Từ đó cần phải có các biện pháp răn đe và các hình phạt khi phát hiện ra loại trộm cắp này.
Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (D-MD) (giữa), nói chuyện sau khi tham dự cuộc họp giao ban với các quan chức chính quyền về tình hình với Iran, tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 8/1/2020 tại Washington, DC.
Dự luật sẽ yêu cầu tổng thống gửi báo cáo tới các ủy ban quốc hội cứ sau 6 tháng. Báo cáo 6 tháng trước Quốc hội phải liệt kê các cá nhân hoặc công ty liên quan đến hành vi trộm cắp hàng loạt các bí mật thương mại của Mỹ để đe dọa an ninh quốc gia hoặc nền kinh tế của Mỹ. Đạo luật này cũng yêu cầu tổng thống áp dụng các hình phạt đối với các công ty đó, bao gồm cả các lệnh trừng phạt như đóng băng các tài sản liên quan.
Dự luật cũng yêu cầu tổng thống áp dụng các hình phạt đối với các công ty đó, bao gồm cả “các lệnh trừng phạt ngăn chặn” (blocking sanctions), mà thường đóng băng các tài sản và cản trở việc làm ăn với một doanh nghiệp hoặc người ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ từ lâu đã khẳng định rằng Trung Quốc không bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và đánh cắp hoặc buộc chuyển nhượng nó.
Trump đã trả đũa các hoạt động đánh cắp thương mại và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc bằng cách tăng thuế quan và áp đặt các hạn chế đối với các công ty như Huawei.
Trong một báo cáo của Thượng viện công bố vào tháng 11/2019 cho thấy các cơ quan liên bang đã phản ứng quá chậm khi Bắc Kinh tuyển dụng các nhà nghiên cứu Mỹ để đánh cắp tài sản trí tuệ từ các phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ, khiến người nộp thuế ở nước này vô tình tài trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đã nỗ lực chống lại hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của nhà nước Trung Quốc từ các tổ chức nghiên cứu và học thuật của Hoa Kỳ. Tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã hủy thị thực của sinh viên từ các trường đại học liên kết với quân đội Trung Quốc nhằm giải quyết mối đe dọa gián điệp học thuật.
Vào ngày 9/6, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết cựu trưởng khoa Hoá Đại học Harvard Charles Lieber đã bị truy tố với các cáo buộc thông tin sai về tài trợ mà ông nhận được từ chính quyền Trung Quốc. Ông này sẽ phải đối mặt với án tù 5 năm và phạt 250.000 USD cho mỗi tội danh cung cấp thông tin sai.
Minh Thùy