Hướng đi nào để doanh nghiệp phục hồi hiệu quả tình hình sản xuất, kinh doanh?

09:10, 03/12/2021

Ngày 25-11-2021, Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC); Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng hiệp hội bạn, doanh nghiệp CNTT tổ chức hội thảo trực tuyến với chuyên đề “Hướng đi nào để doanh nghiệp phục hồi hiệu quả tình hình sản xuất, kinh doanh?”.

Chương trình với mục tiêu giúp doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số linh hoạt đưa ra các phương án, giải pháp, kịch bản phù hợp để quản trị, vận hành trong sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng thích ứng kịp thời và hạn chế tối đa tác động trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Chương trình có các chuyên gia, diễn giả và doanh nghiệp giao lưu tọa đàm, thảo luận gồm: Ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư Ký HCA; Ông Kiều Huỳnh Sơn, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM (HAMEE); Tiến sĩ Hàng Sấm Nang, Chuyên gia Đào tạo và Tư vấn Chuyển đổi số; Ông Phạm Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần DMSpro; Ông Lê Duy Khang, Tư vấn Chuyển đổi số, Tập đoàn Zoho; Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chuyên gia tư vấn Giải pháp Cloud, Công ty VNG Cloud cùng gần 100 khách tham dự là các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, chuỗi bán lẻ, doanh nghiệp đa ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu CNTT tập trung; doanh nghiệp CNTT và các cơ quan báo chí.

Tại hội thảo, các diễn giả, chuyên gia và doanh nghiệp cũng trình bày các nội dung như: Rào cản và chiến lược phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid-19 cho doanh nghiệp; Quản lý tồn kho và đơn hàng với Zoho Inventory; Nền tảng kết nối trực tiếp Nhà sản xuất với Điểm bán lẻ - bonbon shop; Giải pháp tối ưu hóa quản trị trưng bày bằng AI - visibilityPRO; Giải pháp giám sát an ninh thông minh trên nền tảng đám mây.

Theo Ông Kiều Huỳnh Sơn, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM (HAMEE), rào cản của các doanh nghiệp hậu Covid-19 là các vấn đề xoay quanh hạ tầng, nhân lực, tài chính, chiến lược; do đó cần các giải pháp cụ thể giúp sắp xếp lại chuỗi cung ứng, xây dựng nguồn lực, giải quyết bài toán tài chính và vật tư dự phòng. Bài toán đặt ra là tư duy của các doanh nghiệp phải đổi mới về mô hình, đổi mới về quản trị, ứng dụng công nghệ, giải pháp số 4.0 và vaccine số hoá doanh nghiệp trong vận hành và quản trị sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp nên thay đổi tư duy, chủ động phát triển nội lực, bên cạnh đó việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, cập nhật thị trường, xu thế phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Làm thế nào để giảm tồn kho và tối ưu hóa nguồn lực?”, Ông Lê Duy Khang, Tư vấn Chuyển đổi số, Tập đoàn Zoho chia sẻ: Quản lý tồn kho kém hiệu quả là nguyên nhân phổ biến thứ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những chi phí ẩn trong quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm, đơn hàng, khiến các doanh nghiệp mất đi hàng chục phần trăm lợi nhuận. Bên cạnh sự sắp xếp điều phối của đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, một giải pháp công nghệ tinh gọn và hiện đại chính là "bức tường" kiên cố nhất để hạn chế chi phí "chảy" ra ngoài qua những kẽ hở bình thường khó phát hiện.

Zoho Inventory được phát triển để giúp doanh nghiệp - cả B2B và B2C - tối ưu hóa quy trình vận hành. Phần mềm cho phép ứng dụng có thể tùy biến hoàn toàn để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp giúp quản lý hoạt động vận hành kho một cách linh hoạt và toàn diện bao gồm: quy trình xuất nhập kho, quản lý hàng tồn kho… từ đó giảm thiểu chi phí, thời gian vận hành, nâng cao hiệu suất công việc và mức độ hài lòng của khách hàng,.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, doanh nghiệp cần hiểu rõ những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng. Ông Phạm Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần DMSpro chia sẻ: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hóa, thì việc đầu tư công nghệ, quy trình, xây dựng một hệ thống quản lý luôn đóng một vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nền tảng số bonbon shop được DMSpro phát triển cùng các đối tác công nghệ hàng đầu như Microsoft, SAP giúp hiện đại hoá hệ thống phân phối từ đó tăng trưởng doanh thu vượt trội, đồng thời giải pháp cung cấp sự tương tác trực tuyến theo thời gian thực chưa từng có giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số, công ty cổ phần DMSpro còn mang đến “Giải pháp tối ưu trưng bày bằng AI với visibilityPRO” là phần mềm giúp đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp chụp và gửi hình ảnh theo thời gian thực, mang lại khả năng quản lý trực quan về tình hình trưng bày, hàng hóa, chăm sóc cửa hiệu, vật liệu trưng bày (POSM) và độ bao phủ thị trường so với các công ty trong ngành. Đồng thời, giải pháp còn tích hợp AI để phân tích thị phần hàng hóa trên quầy kệ bán lẻ, mức độ hiệu quả của chương trình tiếp thị theo từng kênh, nhà phân phối, khu vực; mức độ cạnh tranh và độ phủ của đối thủ.

Tại hội thảo, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng chủ động phòng - chống dịch an toàn, hiệu quả, Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chuyên gia tư vấn Giải pháp Cloud - Công ty VNG Cloud cho biết: Một trong những giải pháp của VNG Cloud được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua là "Giải pháp quản trị camera toàn diện trên điện toán đám mây – vCloudcam". Giải pháp vCloudcam tích hợp AI giúp rút ngắn thời gian giám sát và quản lý bằng các tính năng như: chấm công bằng nhận diện khuôn mặt ngay cả khi đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ; thông báo ngay tức thời nếu có trường hợp vượt nhiệt độ cho phép; giới hạn người trong khu vực làm việc, khu vực chung, đảm bảo các yêu cầu giãn cách; nhận cảnh báo cháy nổ, chủ động phản ứng trước những nguy cơ mất an toàn, an ninh. Ngoài ra, giải pháp còn hỗ trợ tiếp cận theo các hướng bao gồm: xác định đối tượng cần theo dõi, xác định khu vực cần theo dõi và theo dõi dựa vào các bộ tiêu chí do nhà nước, doanh nghiệp và VNG Cloud ban hành. Hiện nay, giải pháp vCloudcam có khả năng tương thích với tất cả các camera trên thị trường, doanh nghiệp không cần đầu tư hệ thống camera mới mà có thể sử dụng ngay trên hệ thống camera sẵn có.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư ký HCA cho biết: “Chuyển đổi số là quá trình lâu dài và liên tục, việc chuyển đổi số ở doanh nghiệp vẫn phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ vấn đề để từ đó xây dựng được mô hình kinh doanh và ứng dụng công nghệ trong vận hành doanh nghiệp trên môi trường số một cách phù hợp. Trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chuyển đổi số được xem là một trong những nhân tố quan trọng thực hiện mục tiêu kép.”

Livestream hội thảo chuyên đề 3: https://www.facebook.com/HCAVietnam/videos/461252458692375 Tài liệu hội thảo: https://tinyurl.com/HCAWebinar-Tailieu2511

Chuỗi hội thảo trực tuyến HCA Webinar: Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với

Covid-19 diễn ra từ 28/10/2021 – 25/11/2021, gồm các chuyên đề:

28/10

Chuyên   đề:   Quản    trị   doanh    nghiệp   thông   minh,   việc   cần   làm   khi doanh nghiệp trở lại hoạt động

11/11

Chuyên đề: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?

25/11

Chuyên đề: Hướng đi nào để doanh nghiệp phục hồi hiệu quả tình hình sản xuất,

kinh doanh?

Chuỗi sự kiện được HCA phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC); Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng sự hỗ trợ của các đơn vị: Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM); Hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA); Hội Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA); Hội Tin học thành phố Cần Thơ; Mạng lưới tham vấn CNTT (ITAN); Vườn ươm Khởi nghiệp Việt (Startup Incubator); Hệ sinh thái Kinh doanh số C+; Trung tâm hỗ trợ và tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DX Center); HTV Cafe Tek; Chuyên trang Công nghệ và Đời sống (Tạp chí Tin học và Đời sống); Truyền hình Pháp luật Việt Nam.

Để chương trình diễn ra thành công tốt đẹp, không thể thiếu sự đồng hành của các doanh nghiệp, đối tác. Hội Tin học TPHCM (HCA) trân trọng cảm ơn:

1.    Đơn vị bảo trợ: Bộ Thông tin và Truyền thông

2.    Đơn vị phối hợp:

-      Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM;

-      Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông;

-      Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC);

-      Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC).

3.    Đơn vị hỗ trợ:

-      Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM);

-      Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA);

-      Hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA);

-      Hội Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA);

-      Hội Tin học thành phố Cần Thơ;

-      Hệ sinh thái Kinh doanh số C+;

-      Vườn ươm Khởi nghiệp Việt (Viet Startup Incubator);

-      Mạng lưới tham vấn CNTT (IT Advisory Network - ITAN);

-      Trung tâm hỗ trợ và tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DX Center);

4.    Đơn vị đồng hành tài trợ:

-      Tập đoàn ZOHO

-      Công ty Cổ phần DMSpro

-      Công ty Cổ phần Dịch vụ - Dữ liệu Công nghệ Thông tin Vi Na (VNG Cloud)

5.    Đơn vị hỗ trợ nền tảng hội thảo: Công ty TNHH P.A Việt Nam

6.    Đơn vị hỗ trợ truyền thông: HTV-CafeTek; Tạp chí Tin học và Đời sống

PV