MB Bank: Tự tin dẫn đầu về ứng dụng số nhờ nền tảng đã chuẩn bị kỹ lưỡng
CEO MB Lưu Trung Thái: "Có nhiều người tuyên bố dẫn đầu đó là câu chuyện của riêng họ, nhưng không phải cứ tuyên bố, cứ mong muốn là được, bởi chuyển đổi số không hề dễ dàng. Trải nghiệm khách hàng, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tỷ lệ khách hàng sử dụng số hoá cao… sẽ là những thước đo lớn nhất cho thấy ai thực sự thành công".
- VPBank - ngân hàng đầu tiên triển khai giải pháp eKYC
- Zalo Bank không được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động
- Vietcombank chính thức ra mắt ngân hàng số VCB Digibank
- Bamboo Airways cho phép mua vé máy bay trả góp, lãi suất 0%
- Bamboo Airways ký kết hợp tác mở 2 đường bay mới từ Thanh Hóa đến Quy Nhơn và Phú Quốc
Ba năm vừa qua, Ngân hàng Quân đội (MB) ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng cao, trong khi các ngân hàng có thể tăng cao về lợi nhuận nhưng doanh thu thấp hoặc ngược lại. Ngân hàng còn tăng trưởng tương đối hợp lý về mặt dự phòng để dự phòng cho các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, năng suất của nhân viên ở tất cả các mảng kinh doanh đều tăng, có năm tăng tới 25%. Toàn bộ ngân hàng đã thay đổi cơ bản về quy trình: Trong nội bộ thì trở thành ngân hàng không giấy tờ, bên ngoài thì gần 80% giao dịch của MB (trong khi trước đây chưa đến 20%) được xử lý trên kênh số, chưa kể khoác lên tấm áo mới bên ngoài, là những thay đổi tạo ra năng lượng cho tổ chức. Điều đó cho thấy 100% MB đã thay đổi, đã thành công, ít nhất đến thời điểm này.
Theo ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng giữ một thứ 25 năm không thay đổi là không nên. Mỗi tổ chức sau một thời gian cần đưa vào những giá trị mới trên nền tảng những cái cũ, thương hiệu của MB thể hiện sự đổi mới, bổ sung giá trị để thích ứng với tương lai".
Bên cạnh đó, cách tiếp cận của ngân hàng cũng phù hợp với chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng cần đồng hành với doanh nghiệp, phải giảm phí, giảm lãi suất, và điều này đã được cổ đông vui vẻ ủng hộ. Khách hàng sẽ thấy được sự sẵn sàng cùng nhau bước qua khó khăn của ngân hàng, giá trị đó quan trọng hơn là bớt đi 1 nghìn tỷ lợi nhuận.
Cũng theo ông Thái: "Vị thế của ngân hàng trong một năm không thể phụ thuộc vào lợi nhuận, còn trong 5 năm thì có thể. Trong 1 năm, câu chuyện quan trọng với ngân hàng là thị phần, là số lượng khách hàng mới được phục vụ, là sản phẩm mới, và năm nay còn là sự trải nghiệm mới trên nền tảng số".
Các mảng kinh doanh, thị phần của MB đang phụ thuộc nhiều vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước và việc cơ quan quản lý cho phép tăng trưởng. Hiện ngân hàng đang tập trung vào 3 phân khúc lớn đó là khách hàng lớn, khách hàng SMEs và khách hàng cá nhân, thời gian tới vẫn tiếp tục ưu tiên cao độ cho các nhóm này.
Về các sản phẩm và sự trải nghiệm mới, trong năm nay ngân hàng đang triển khai hai trải nghiệm mới cho khách hàng trên nền tảng số đó là App MBBank cho khách hàng cá nhân và Biz MBBank cho khách hàng doanh nghiệp, và tới đây cũng còn có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ khác.
Trong năm nay, MB hướng tới mục tiêu tiếp tục nằm trong top 5 ngân hàng thương mại về chất lượng hoạt động và hiệu quả; dẫn đầu về ứng dụng số cùng 5 phương châm điều hành là củng cố nền tảng, chuyển dịch số, tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững. Riêng chuyển dịch số là 1 trong 3 chiến lược phát triển quan trọng bậc nhất của ngân hàng trong vòng 5 năm tới.
Để phục vụ cho mục tiêu ấy, MB đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cả hạ tầng công nghệ, con người lẫn tập trung thay đổi trải nghiệm của khách hàng.
Trong đó đầu tư cho hạ tầng công nghệ không chỉ đơn thuần là công nghệ, mà về bản chất là tạo ra những quy trình sản phẩm mới, các mô hình kinh doanh mới và cách thức phục vụ khách hàng mới, hướng tới mục tiêu cuối cùng là sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trong 3 năm qua và xác định trong vòng ít nhất 5 năm tới, MB dành ra khoảng 50 triệu USD mỗi năm để đầu tư cho công nghệ.
"Về trải nghiệm khách hàng, ngân hàng đã đầu tư cho thiết kế lại toàn bộ trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số. Chúng tôi xác định khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ, cảm thấy yêu thích và muốn sử dụng dịch vụ nhiều hơn thì khi ấy sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng" - ông Thái cho biết thêm.
Tuy nhiên, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là vấn đề đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, con người làm công nghệ thông tin mà là phải thiết lập chiến lược, tạo ra văn hóa thay đổi, chuyển dịch nền tảng kinh doanh, dịch vụ của MB sang số hóa. Quá trình ấy đòi hỏi nhiều hơn về cả thời gian lẫn công sức. Mặc dù hiện tại ngân hàng đã có những thành quả nhất định nhưng dự tính khoảng 5 năm nữa mới có kết quả tương đối về mọi mặt.
Hiện quy mô của các ngân hàng lớn đang gấp đôi của MB, nhưng các chính sách kinh doanh và kiểm soát tốc độ tăng trưởng của họ đang tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng khác, trong đó có MB.
Bên cạnh đó, công cuộc chuyển đổi số của đất nước sẽ tạo ra cơ hội mới cho các ngân hàng. To hơn không còn quan trọng mà nhanh hơn, thông minh hơn sẽ quan trọng hơn.
Theo CEO MK: "Nhận diện thương hiệu mới, hay chính xác hơn là điều chỉnh hệ thống nhận diện mới, là sự làm mới mình".
Không chỉ các ngân hàng phải cạnh tranh nhau, tác động của Fintech và Techfin hiện tại đã tương đối rõ ràng, không phải câu chuyện của tương lai nữa, bởi hai lĩnh vực đó có rất nhiều ứng dụng có thể thay thế chức năng cơ bản của ngân hàng.
Chinh bởi vậy, MB coi đó vừa là thách thức, nhưng trong thách thức có cái hay là bắt mình phải vận động xoay sở, cũng là cơ hội khi MB có những thứ mà các công ty Fintech và Techfin không có hoặc không bao giờ có được.
Cụ thể, với MB thì công tác số và chuyển đổi số sẽ tác động đến việc làm sao tạo ra lợi thế, hoặc cùng cạnh tranh hoặc cùng hợp tác với các công ty công nghệ. MB còn có nền tảng về khách hàng, cũng có lợi thế để đưa các sản phẩm của ngân hàng lên các nền tảng ấy.
Nhìn chung đối với Fintech, Techfin thì ngân hàng có cả cơ hội lẫn thách thức. Thứ nhãn tiền là miếng bánh ngân hàng truyền thống có thể bị chia, nhưng quan trọng là nếu cùng nhau làm sẽ có thể tạo ra miếng bánh to hơn hoặc một chiếc bánh khác.
Còn đối với ứng dụng Mobile money, đối với ngân hàng ứng dụng này ó thế mạnh là phục vụ được tất cả các nhóm khách hàng trong khi ngân hàng ngay lập tức không thể làm được, đặc biệt là với những nhóm khách hàng tại các khu vực mà ngân hàng chưa có mạng lưới.
Ngân hàng Quân đội (MB) đang bật lên ấn tượng sau giai đoạn đi ngang hồi 2017 trở về trước. Kết thúc năm 2019, MB ghi tên mình trong nhóm các ngân hàng lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, MK bank cũng là 1 trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần có khả năng sinh lời tốt nhất, năng suất cao nhất và môi trường làm việc được nhiều người lao động khao khát nhất. Dự tính trong năm 2020, ngân hàng sẽ tiếp tục giữ vị thế ở nhóm ngân hàng dẫn đầu về mọi mặt. Theo ông Lưu Trung Thái, MB đã đổi mới mạnh mẽ trong 3 năm qua và kiên định thực hiện chiến lược đã vạch ra từ 2017, bao gồm 5 mục tiêu là đổi mới, hợp tác, hiện đại hoá và phát triển bền vững, dựa trên 3 trụ cột chính đó là ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành và ngân hàng số; cùng 2 nền tảng là quản trị rủi ro vượt trội và năng lực thực thi nhanh. |
Thùy Dung