Năm người Việt lọt top 100 nhà khoa học Châu Á năm 2020

16:58, 21/12/2020

Năm 2020, Tạp chí khoa học Asian Scientist vinh danh 5 nhà khoa học của Việt Nam trong Danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á.

5 nhà khoa học của Việt Nam trong Danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á.

Danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á do Asian Scientist (Singapore) công bố năm nay có tên của 5 nhà khoa học Việt Nam là GS. Phạm Nam Hải (Đại học Công nghệ Tokyo), GS.TS. Phạm Hoàng Hiệp (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân (Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), TS. Phạm Thị Thu Hà (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) và TS. Trần Thị Hồng Hạnh (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Người được vinh danh trong danh sách này phải có giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế vào năm 2019 cho nghiên cứu khoa học quan trọng hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp.

PGS.TS. Phạm Nam Hải (Đại học Công nghệ Tokyo).

GS.TS. Phạm Nam Hải đã nhận được Giải thưởng Gottfried Wagener về Số hóa và Di động năm 2019 cho công trình nghiên cứu phát triển nguồn phun spin tinh khiết hiệu suất cao nhất thế giới bằng cách sử dụng chất cách điện tôpô. Thành tựu này là một bước tiến trong việc hiện thực hóa mô-men xoắn quỹ đạo quay MRAM, một công nghệ bộ nhớ điện từ thế hệ tiếp theo sử dụng dòng điện spin thuần túy và có khả năng ghi tốc độ cao đồng thời có độ bền cao. Thành tựu này sẽ làm giảm mức tiêu thụ điện năng của các thiết bị điện tử nhiều hơn nữa và có tiềm năng đưa ra một ngành công nghiệp spintronics mới trị giá hàng nghìn tỷ yên. Nó được kỳ vọng sẽ có tác dụng lớn đối với nền kinh tế. Hơn nữa, GS. TS. Phạm Hoàn Hiệp đang làm việc nhiệt tình với ngành để phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt MRAM mô-men xoắn cực thấp sử dụng BiSb, dự kiến ​​sẽ được hiện thực hóa trong tương lai gần.

GS. TSKH. Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

GS.TS. Phạm Hoàng Hiệp đã giành được Giải thưởng Ramanujan 2019 cho nghiên cứu xuất sắc của mình trong lĩnh vực phân tích phức tạp, cụ thể là lý thuyết đa năng, phương trình Monge-Ampère phức tạp và ngưỡng chính tắc log. Giải thưởng cũng ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền toán học ở quê hương Việt Nam. GS.TS. Phạm Hoàng Hiệp còn vinh dự là nhà toán học Việt Nam đầu tiên được công bố trên tạp chí toán học uy tín nhất Acta Mathematica. Ông cũng được biết đến là Giáo sư trẻ nhất Việt Nam (sinh năm 1982). Ông Hiệp công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và được công nhận chức danh Giáo sư năm 2017 ở tuổi 35.

Trong đó 3 nhà khoa học nữ Việt Nam lọt top 100 mhaf Khoa học Asia

PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân (Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)


TS. Hồ Thị Thanh Vân trở lại Việt Nam từ tháng 9/2013 đến nay ở vị trí Trưởng phòng KHCN và Quan hệ đối ngoại, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM với nhiệm vụ quản lý và định hướng phát triển KHCN và QHĐN của trường đồng thời tham gia tích cực vào công tác giảng dạy và NCKH. Trong khoảng thời gian về nước công tác đến nay, TS. Hồ Thị Thanh Vân đã công bố hơn 80 bài báo trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, đồng thời chủ trì và tham gia hơn 10 dự án, đề tài KHCN trong và ngoài nước. TS. Hồ Thị Thanh Vân đã được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước xét công nhận PGS năm 2016 lúc 36 tuổi.

Năm 2019, PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân được Hội đồng Khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học vinh danh với đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Hướng nghiên cứu này sẽ mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.

TS. Phạm Thị Thu Hà (Trường đại học Tôn Đức Thắng)

TS. Phạm Thị Thu Hà tốt nghiệp Tiến sĩ Ngành di truyền và chọn giống, Đại học Hiroshima, Nhật Bản năm 2018; là tác giả và đồng tác giả hơn 60 bài báo khoa học; trong đó có hàng chục bài báo thuộc danh mục ISI, hơn 20 báo cáo khoa học tại các hội nghị trong nước, quốc tế; và là tác giả một số giống được phát triển thích nghi tốt với các môi trường sinh thái khác nhau như: OM6600, OM11267 (MNR1), OM11271 (MNR5) OM7398, OM10041, OM7345, OM10252, OM10375 và OM8927.

Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà được vinh danh ở lĩnh vực Nông nghiệp. Cô được ghi nhận với nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hiện cô đang là Phó viện trưởng Viện nghiên cứu di truyền và giống của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

 

Thời điểm tạp chí Asian Scientist công bố 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á, TS. Trần Thị Hồng Hạnh vẫn đang bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà TS.Trần Thị Hồng Hạnh theo đuổi là hóa học các hợp chất thiên nhiên, hóa dược liệu…

Trong công trình nghiên cứu của mình, TS. Trần Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc ký để tách chiết, phân lập, xác định các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học từ các nguồn dược liệu, đồng thời sử dụng phương pháp sắc ký vân tay để xác định hàm lượng các hoạt chất từ đó làm cơ sở để đánh giá chất lượng dược liệu được sử dụng. Việc sử dụng các phương pháp sắc ký kết hợp với thiết bị, công nghệ hiện đại đã giúp quá trình nghiên cứu được thực hiện nhanh, chính xác, cho độ tin cậy cao góp phần nâng cao khả năng sử dụng các loại dược có nguồn gốc từ thiên nhiên một cách an toàn và hiệu quả.

Hiện nay việc xác định chính xác các hợp chất hữu cơ có trong dược liệu còn nhiều khó khăn như: hàm lượng các chất có hoạt tính trong mẫu nhỏ, mức độ pha tạp giữa các chất có đặc điểm hóa học gần giống nhau rất cao, sự biến đổi của các chất trong quá trình tách chiết rất dễ xảy ra… Thách thức đối với nhà khoa học là xây dựng được quy trình tách chiết tối ưu; tìm được các hợp chất mới, có hoạt tính; xác định đúng hàm lượng của hợp chất có trong mẫu; đánh giá được mức độ an toàn của các hợp để từ đó định hướng phát triển được các loại dược liệu cho từng loại bệnh.

Việt Nam đã có 12 nhà khoa học lọt vào danh sách bình chọn của Asian Scientist.

Đây là năm thứ 5 Tạp chí khoa học Asian Scientist bình chọn và công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu đổi mới, có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực. Đến nay, Việt Nam đã có 12 nhà khoa học lọt vào danh sách bình chọn của Asian Scientist.

Trong danh sách công bố lần đầu tiên năm 2016, Việt Nam có 2 nhà khoa học nữ được vinh danh là TS. Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) và TS. Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Thái Nguyên).

Năm 2017, PGS.TS. Lê Thị Kim Phụng (Khoa Kỹ thuật Hóa học của trường ĐH Bách khoa TP.HCM) được vinh danh trong lĩnh vực Khoa học nông nghiệp.

Năm 2018, GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam (khoa Kỹ thuật Hóa học ĐH Bách khoa TP.HCM) được vinh danh ở lĩnh vực Hóa học, còn PGS.TS. Nguyễn Sum (ĐH Quy Nhơn) ở lĩnh vực Toán học.

Năm ngoái, 2 nhà khoa học người Việt có tên trong danh sách là GS. TS. Nguyễn Thanh Liêm (Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene Vinmec) và TS. Nguyễn Thị Hiệp (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM).

Việt Anh