OTT “đe dọa” nhà mạng?
10:00, 05/05/2013
Thời gian gần đây, các phần mềm, ứng dụng gọi điện, nhắn tin như Line, WeChat, Viber, Whatsapp, Tango, Skype, Gtalk… được nhắc đến rất nhiều và được khá đông người dùng smartphone Việt Nam tải về và sử dụng. Với những ứng dụng này, người dùng có thể liên lạc với bạn bè, người thân trên khắp thế giới, chỉ với một mức phí nhỏ hoặc miễn phí.
Nhà mạng bắt đầu “sợ” OTT
Đây chính là những dịch vụ nội dung được cung cấp trên nền mạng viễn thông, hay còn gọi là các dịch vụ OTT (Over-the-top content). Nhiều người cho rằng các nhà mạng đang lo lắng đối phó với các dịch vụ OTT vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của nhà mạng. Theo phân tích của các chuyên gia ngành viễn thông (VT), nguyên nhân là hãng VT phải đầu tư hàng triệu USD vào cơ sở hạ tầng mạng lưới và chịu các khoản phí duy trì mạng lưới, trong khi các công ty OTT lại cung cấp dịch vụ miễn phí, tạo ra một cộng đồng kết nối những người sử dụng và qua đó hưởng doanh thu từ các hoạt động khác, như bán các sticker hoặc emotion đặc biệt, hay các hoạt động quảng cáo trong ứng dụng. Và khi người dùng đã gắn với một trong các ứng dụng OTT, như thoại, tin nhắn, dữ liệu, email…, thì trong mắt họ, vai trò của nhà cung cấp mạng lưới (chính là nhà mạng) chỉ đơn giản là nhà cung cấp kết nối băng rộng, hay một “người làm thuê”.
Trước đây, hầu hết các mạng VT Việt Nam đều cho rằng các dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của nhà mạng, vì Wi-Fi, 3G chưa phổ biến ở Việt Nam và người dùng phải có smartphone mới sử dụng được dịch vụ. Ngoài ra, không phải khi sử dụng dịch vụ rồi, họ có thể nhắn tin, gọi điện miễn phí đến bất kỳ ai, mà chỉ có thể gọi điện, nhắn tin miễn phí đến những người dùng tải và dùng chung phần mềm đó. Tuy nhiên, gần đây mọi thứ đã thay đổi, thậm chí còn có thông tin các nhà mạng lo ngại những dịch vụ OTT này và đã tiến hành biện pháp chặn các dịch vụ này, hoặc đang tiến hành thử nghiệm tung ra những dịch vụ OTT tương tự để cạnh tranh với những dịch vụ của bên thứ ba.
Đầu năm 2013, lãnh đạo của một mạng “đại gia” Việt Nam đã “kêu” rằng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatsapp … đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp VT nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói chung. Bởi vì, những dịch vụ VT cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp (khoảng trên 100.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các ứng dụng OTT lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài VT.
Vẫn chưa có chính sách quản lý phù hợp
Không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều thị trường VT thế giới cũng gặp phải “cảnh ngộ” này. Theo tính toán, tại các thị trường phát triển, số phút thoại từ mạng VT truyền thống tương đối ổn định, song doanh thu SMS đang giảm dần do smartphone được trang bị các ứng dụng trực tuyến, và người dùng có thể sử dụng nhiều phần mềm, ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí.
SK Telecom, nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc, cũng đã từng thừa nhận “các nhà mạng Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, như doanh thu SMS giảm, chi phí đầu tư mạng lưới tăng do lưu lượng dữ liệu tăng mạnh vì sự ra đời của nhiều dịch vụ tin nhắn miễn phí”. Tại Hàn Quốc, dịch vụ nhắn tin di động KaKao Talk hiện đang có 37 triệu thuê bao trong nước đang phát triển rất nhanh, trở thành mối đe doạ của các nhà mạng, đặc biệt khi tung ra dịch vụ mVOIP mới. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ OTT có thể trở thành một nền tảng truyền thông hợp nhất, sau khi đạt số lượng người dùng lớn.
Hiện tại, những ứng dụng này luôn tìm cách thu hút người dùng bằng những sự kiện với các hoạt động quảng bá, quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ và đang ra sức thu hút người dùng Việt Nam trong cuộc chiến trở thành nhà cung cấp dịch vụ “số 1” tại Việt Nam.
Trước bài toán khá đau đầu này, Bộ TT&TT cũng như các nhà mạng, nhà quản lý vẫn chưa có giải pháp nào phù hợp để “ứng xử” với các dịch vụ OTT. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ TT&TT, cũng cho rằng hiện tượng các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo... chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ VT cơ bản (nhắn tin, gọi điện) của nhà mạng.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ông Hải cho biết sắp tới sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp, tránh việc các nhà mạng bị mất doanh thu.
Nhà mạng bắt đầu “sợ” OTT
Trước đây, hầu hết các mạng VT Việt Nam đều cho rằng các dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của nhà mạng, vì Wi-Fi, 3G chưa phổ biến ở Việt Nam và người dùng phải có smartphone mới sử dụng được dịch vụ. Ngoài ra, không phải khi sử dụng dịch vụ rồi, họ có thể nhắn tin, gọi điện miễn phí đến bất kỳ ai, mà chỉ có thể gọi điện, nhắn tin miễn phí đến những người dùng tải và dùng chung phần mềm đó. Tuy nhiên, gần đây mọi thứ đã thay đổi, thậm chí còn có thông tin các nhà mạng lo ngại những dịch vụ OTT này và đã tiến hành biện pháp chặn các dịch vụ này, hoặc đang tiến hành thử nghiệm tung ra những dịch vụ OTT tương tự để cạnh tranh với những dịch vụ của bên thứ ba.
Đầu năm 2013, lãnh đạo của một mạng “đại gia” Việt Nam đã “kêu” rằng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatsapp … đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp VT nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói chung. Bởi vì, những dịch vụ VT cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp (khoảng trên 100.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các ứng dụng OTT lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài VT.
Vẫn chưa có chính sách quản lý phù hợp
Không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều thị trường VT thế giới cũng gặp phải “cảnh ngộ” này. Theo tính toán, tại các thị trường phát triển, số phút thoại từ mạng VT truyền thống tương đối ổn định, song doanh thu SMS đang giảm dần do smartphone được trang bị các ứng dụng trực tuyến, và người dùng có thể sử dụng nhiều phần mềm, ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí.
SK Telecom, nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc, cũng đã từng thừa nhận “các nhà mạng Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, như doanh thu SMS giảm, chi phí đầu tư mạng lưới tăng do lưu lượng dữ liệu tăng mạnh vì sự ra đời của nhiều dịch vụ tin nhắn miễn phí”. Tại Hàn Quốc, dịch vụ nhắn tin di động KaKao Talk hiện đang có 37 triệu thuê bao trong nước đang phát triển rất nhanh, trở thành mối đe doạ của các nhà mạng, đặc biệt khi tung ra dịch vụ mVOIP mới. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ OTT có thể trở thành một nền tảng truyền thông hợp nhất, sau khi đạt số lượng người dùng lớn.
Hiện tại, những ứng dụng này luôn tìm cách thu hút người dùng bằng những sự kiện với các hoạt động quảng bá, quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ và đang ra sức thu hút người dùng Việt Nam trong cuộc chiến trở thành nhà cung cấp dịch vụ “số 1” tại Việt Nam.
Trước bài toán khá đau đầu này, Bộ TT&TT cũng như các nhà mạng, nhà quản lý vẫn chưa có giải pháp nào phù hợp để “ứng xử” với các dịch vụ OTT. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ TT&TT, cũng cho rằng hiện tượng các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo... chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ VT cơ bản (nhắn tin, gọi điện) của nhà mạng.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ông Hải cho biết sắp tới sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp, tránh việc các nhà mạng bị mất doanh thu.
T.Thương