Sẽ áp dụng nhiều hiệu ứng công nghệ hiện đại tại lễ khai mạc SEA Games 31
Lễ khai mạc SEA Games 31 diễn ra lúc 20h ngày 12/5/2022 trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).
Tại buổi lễ khai trương Trung tâm báo chí phục vụ SEA Games 31, Ban tổ chức đã thông báo về chương trình nghệ thuật đặc biệt Lễ khai mạc SEA Games 31 được truyền hình trực tiếp trên kênh quốc gia Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, tương tác trên các kênh truyền thông số.
SEA Games 31 tại Việt Nam là nhịp cầu hữu nghị một lần nữa thắt chặt tình đoàn kết của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu đang khủng hoảng vì đại dịch COVID-19. Đây cũng là cơ hội cùng sát cánh bên nhau để chia sẻ, động viên và cùng nhau vượt qua thử thách trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là động lực quan trọng với tất cả các quốc gia tham dự Đại hội thể thao lần này.
Thông điệp "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn - For a tronger South East Asia" được thể hiện rõ ràng, cuốn hút thông qua các loại hình nghệ thuật mang tính biểu trưng, tương tác, đại chúng và đặc sắc.
Chủ đề riêng của Lễ khai mạc: "Cùng tỏa sáng - Let's shine" là tiêu đề bài hát chính thức của SEA Games 31. Đồng thời cũng là khát vọng thể hiện nội lực trong sự tương đồng và khác biệt của văn hóa các nước Đông Nam Á; kêu gọi tình đoàn kết, chia sẻ để kiến tạo một cộng đồng bền vững trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những biến động và thử thách lớn lao.
Theo thông tin từ Ban tổ chức SEA Games 31, sức chứa của sân vận động quốc gia Mỹ Đình có hạn, lễ khai mạc SEA Games không bán vé xem và chỉ phát hành khoảng 20.000 vé mời cho quan khách, người hâm mộ. Hơn 20.000 giấy mời này có chỗ ngồi ở các khán đài A, C và D của sân Mỹ Đình. Riêng khán đài B sẽ trở thành nơi dàn dựng sân khấu.
Theo kịch bản, lễ khai mạc SEA Games 31 dự kiến kéo dài 120 phút với phần lễ và phần hội. Trong đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt tại lễ khai mạc chú trọng vào yếu tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, kết hợp các màn biểu diễn với những công nghệ hiện đại nhất.
Bà Nguyễn Tuyết Hoa, đại diện Tiểu ban khai mạc SEA Games 31, cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam có đủ điều kiện về thiết bị kỹ thuật và sự hỗ trợ của công nghệ mới trong nghệ thuật thể hiện, trong công nghệ biểu diễn và trình diễn mang tính quảng trường, đại chúng.
Theo đó, một số loại công nghệ tiêu biểu được sử dụng trong lễ khai mạc bao gồm công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công ng
Lễ khai mạc hứa hẹn sẽ tràn ngập âm thanh, màu sắchệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) gồm công nghệ thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) hay thực tế hỗn hợp (Mixed Reality - MR)…
Lễ khai mạc hứa hẹn sẽ tràn ngập âm thanh, màu sắc.
Theo các chuyên gia dàn dựng nghệ thuật lễ khai mạc SEA Games 31, những khán giả không có điều kiện theo dõi trực tiếp trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng không phải chịu nhiều "thiệt thòi".
Ông Nguyễn Hữu Thanh, chuyên gia cố vấn hình ảnh, điều phối kỹ thuật công nghệ đêm khai mạc, bế mạc SEA Games cho biết, với công nghệ Mapping và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), khán giả xem qua truyền hình, smartphone sẽ cảm nhận được hiệu ứng tuyệt vời của công nghệ.
Ví dụ như với màn rồng bay lượn, khán giả xem truyền hình sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh thăng hoa sống động khi chú rồng bay lượn từ tâm mặt sàn sân khấu (8.000 m2) của sân vận động quốc gia Mỹ Đình, cuộn tròn rồi bay lượn vòng quanh sân khấu và toàn bộ trên sân. Trong khi đó, với mắt thường, khán giả trên sân chỉ thấy chú rồng trên màn hình dựng của sân khấu (800 m2).
Theo lý giải của ông Nguyễn Hữu Thanh, công nghệ thực tế ảo tăng cường cho phép khán giả xem qua các nền tảng truyền hình, smartphone trải nghiệm chân thực hơn. Đó là công nghệ hiện đại mà thế giới sử dụng ở các kỳ Olympic tại Rio (Brazil), Tokyo (Nhật Bản) cùng nhiều kỳ đại hội thể thao quốc tế lớn.
Thuỳ Chi