Việt Nam: “mảnh đất màu mỡ” của các nhà tiếp thị di động

00:00, 30/11/-0001

Không giống hầu hết các khu vực trên thế giới, Việt Nam và Đông Nam Á rất “thờ ơ” với việc “chặn quảng cáo”.

tiep thi di dong 1

Khi iOS9 của Apple đã được phát hành vào hồi tháng 9, thì việc chặn quảng cáo đã trở thành tâm điểm của hầu hết các cuộc bàn luận trên thế giới. Nhưng lại không phải ở Việt Nam, nơi mà cơ hội cho các nhà tiếp thị còn khá lớn nhất là tiếp thị di động.

Theo nghiên cứu từ Opera MediaWorks, iOS có sự thâm nhập hạn chế ở Việt Nam, và Android là nền tảng di động được xếp hạng hàng đầu. Vikas Gulati, giám đốc quản lý của công ty Opera MediaWorks tin rằng đây là lý do khiến hoạt động chặn quảng cáo tại Việt Nam lại không rầm rồ giống như cách mà các khu vực khác ở châu Á và phần còn lại của thế giới đang diễn ra. 

 
Tỉ lệ người dùng sử dụng các nền tảng
Tỉ lệ người dùng sử dụng các nền tảng

"Trình duyệt mặc định của Android, Chrome không chấp nhận chặn các plug-in như những gì Safari đang làm", Gulati nhận định. "Trên các thiết bị di động, nội dung được tiêu thụ chủ yếu nằm ở các ứng dụng hơn là ở trình duyệt. Và tính năng chặn quảng cáo của Apple chỉ bao phủ việc chặn trên trình duyệt di động riêng Safari của nó." 

Ngay cả ở đỉnh cao của các tin đồn về động thái chặn quảng cáo của Apple, thì việc chặn quảng cáo ứng dụng tải về cũng không tiếp cận đến người dùng iOS ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Alan Cerruti, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Happiness Saigon đồng ý rằng việc chặn quảng cáo không phải là mối bận tâm của hầu hết người dùng ở Việt Nam", Cerutti cho biết. Trong nhóm này, Fanboy và AdBlock là hai ứng dụng chặn quảng cáo phổ biến nhất trên iOS.

Tuy nhiên, theo Cerutti, một số website tiếng Việt đã cài đặt máy dò chặn quảng cáo và đang khuyến khích người dùng tắt chức năng chặn quảng cáo trước khi tiếp tục chạy trình duyệt hoặc vào xem video. Các website này thường là các website phim phổ biến như hayhaytv.vn hoặc hdviet.com.

Giống như phần còn lại của châu Á-Thái Bình Dương, Gulati nhận thấy có sự thay đổi của các pop-up và banner quảng cáo truyền thống tại Việt Nam. Cụ thể, các quảng cáo thông thường, quảng cáo video ẩn bên trong và nội dung quảng cáo được bảo trợ đều được bản địa hóa hơn. 

"Các nhà quảng cáo và nhà xuất bản đang tìm cách cung cấp các trải nghiệm liền mạch hơn cho người dùng của họ", Gulati phát biểu. "Họ đang tìm kiếm phương tiện truyền thông, video phong phú, và quảng cáo đúng mục tiêu và có liên quan hơn. Tất cả những thay đổi này đều đang xảy ra, và ngành công nghiệp đang phải làm việc cùng nhau để tìm ra sự cân bằng giữa các tiền lệ và trải nghiệm người dùng."

Mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về tiếp thị di động, nhưng các phát hiện từ nghiên cứu chung giữa Epinion và OMD nhận thấy, hoạt động tiếp thị di động tại Việt Nam vẫn còn là một lộ trình dài. Chẳng hạn, theo nghiên cứu, chỉ có 25% chủ sở hữu điện thoại thông minh ở Việt Nam có mục đích nhấp vào quảng cáo di động vì quảng cáo đó thú vị, trong khi mức trung bình này là 40% ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, nhiều nhà tiếp thị tại Việt Nam vẫn đáp ứng đối tượng mục tiêu của họ bằng cách gửi tin nhắn SMS, ngay cả với các mặt hàng có giá cao như bất động sản.

Cerutti nhận định thêm rằng Việt Nam đang thiếu các tiêu chuẩn về chức năng hiển thị quảng cáo. "CPC và CPM hoặc thậm chí CPD là các chỉ số phổ biến của các đại lý truyền thông", Cerutti cho biết. "Các chỉ số này được xem như các KPI hữu hình, và do đó, các thương hiệu và khách hàng sẽ tiếp tục đồng ý cho quảng cáo của họ hiển thị ở mọi nơi và bất cứ đâu. Với tình hình đó, nhu cầu hiển thị di động và quảng cáo video di động tại Việt Nam hiện nay là rất lớn."

Khi iOS9 của Apple đã được phát hành vào hồi tháng 9, thì việc chặn quảng cáo đã trở thành tâm điểm của hầu hết các cuộc bàn luận trên thế giới. Nhưng lại không phải ở Việt Nam, nơi mà cơ hội cho các nhà tiếp thị còn khá lớn nhất là tiếp thị di động.

Theo nghiên cứu từ Opera MediaWorks, iOS có sự thâm nhập hạn chế ở Việt Nam, và Android là nền tảng di động được xếp hạng hàng đầu. Vikas Gulati, giám đốc quản lý của công ty Opera MediaWorks tin rằng đây là lý do khiến hoạt động chặn quảng cáo tại Việt Nam lại không rầm rồ giống như cách mà các khu vực khác ở châu Á và phần còn lại của thế giới đang diễn ra.