Hụt hơi, khó thở hậu Covid-19: Người dân cần làm gì để khắc phục?

14:22, 26/04/2022

Sáng ngày 26/4, Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nhân sâm bổ phổi của Công ty CP Dược phẩm PQA tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hụt hơi, khó thở hậu Covid-19: Nỗi lo nhiều người và cách khắc phục”.

Tham dự chương trình gồm có Ths. Bác sĩ Đỗ Quốc Phong - Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Nội khoa và chống độc (Bệnh viện E), Ths. nhà báo Nhà báo Hoàng Vững Phó Tổng biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam, cùng sự góp mặt của những người từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và gặp phải vấn đề về hô hấp sau đó.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Giadinhonline.vn và hệ thống Fanpage của Gia đình Việt Nam.

Trước nhừng hậu quả mà Covid-19 để lại, quý độc giả hầu hết đều quan tâm theo dõi về các vấn đề liên quan đến khó thở, hụt hơi hậu Covid-19 có thể tham gia đặt câu hỏi cho các chuyên gia y tế qua các kênh online nói trên để được tư vấn, giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn. Trước những vấn đề trên hầu hết độc giả đều quan tâm đến những mối no sau hậu Covid-19, hôm nay buổi tọa đàm trân trong được giải tỏa những khuất mắc của quý vị độc giả sau hậu covid.

Nhà báo Hoàng Vững: Với những chia sẻ của bác sĩ, tôi hy vọng quý độc giả có thể xem đây là nguồn thông tin để chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cuộc sống tốt nhất đến gia đình, xã hội.

Một lần nữa xin được cảm ơn bác sĩ Đỗ Quốc Phong, khách mời Phạm Thị Minh Hải, quý độc giả theo dõi chương trình, cảm ơn nhãn hàng PQA đã đồng hành cùng Gia đình Việt Nam.


Ths. Bác sĩ Đỗ Quốc Phong - Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Nội khoa và chống độc Bệnh viện E.

PV: Để đưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe hô hấp hậu Covid-19 nói riêng, bác sĩ sẽ nói điều gì với độc giả?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Hậu Covid-19 là yếu tố thường gặp, các triệu chứng sẽ dần hết sau 1 khoảng thời gian. Tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng đến tim mạch, hệ hô hấp, hụt hơi. Chúng ta nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, tránh những điều đáng tiếc đến hậu Covid-19Chúng ta nên chọn lựa chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm axit béo, mỡ động vật,...Chế độ tập luyện thể dục nên phù hợp, tránh tập quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chọn thời điểm phù hợp, tránh giao mùa hay sáng sớm.

PV: Ngoài nhân sâm nhiều người còn truyền tai nhau về bài thuốc đông y như sử dụng táo đỏ, hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn, nấm trùng thảo, đương quy, hạt sen để bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng, giúp bổ khí, thông khí, bổ phổi, dễ thở.

Thậm chí họ còn cho biết nhiều trường hợp mắc hội chứng hậu Covid-19 chỉ dùng sau 30 phút đã cảm nhận thay đổi rõ rệt. Liệu có điều đó không thưa BS và công dụng của bài thuốc này là gì?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Trong Đông y có 1 số bài thuốc nam rất tốt như tiêu đờm, bổ phổi,..Về cơ bản, các loại thuốc có thể giảm bớt 1 số triệu chứng như thông khí huyết.Tuy nhiên, bản chất dùng thuốc kia là đa vi lượng, đa yếu tố, giúp cảm giác thấy khỏe, giống như bạn sử dụng cốc sinh tố khi mệt mỏi nhưng không phải trực tiếp điều trị về phổi.

PV: Được biết Nhân Sâm có tác dụng rất tốt trong điều trị hụt hơi, khó thở hậu covid. Đối với người bị bệnh phổi nhâm sâm giúp bổ khí huyết, giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, giảm ho, thanh lọc phổi, giảm nguy cơ xơ phổi, viêm phổi, viêm phế quản và có tác dụng an thần rất tốt. Vậy những người có triệu chứng hô hấp hậu Covid-19 có sử dụng nhân sâm được không và nên dùng như thế nào?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Theo góc nhìn của tôi, nhân sâm là thực phẩm giàu yếu tố vi lượng bồi bổ sức khỏe, giúp hồi phục sức khỏe không chỉ sau Covid-19 mà kể cả những lúc ốm đau.Việc sử dụng nhân sâm giúp cơ thể khỏe hơn, bổ sung yếu tố vi lượng, giúp cơ thể chống chọi với Covid.

PV: Thưa BS, trước lo lắng về các vấn đề hô hấp hậu Covid-19 nhiều người có xu hướng lên mạng xã hội tự tìm mua các thuốc bổ phổi, thanh lọc phổi có giá hàng triệu đến chục triệu đồng/1 hộp. Bác sĩ đưa ra lời khuyên gì với họ để tránh “tiền mất tật mang”?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Đó là tâm lý chung. Khi nhà nhà người người đi buôn thực phẩm chức năng, chúng ta hết sức tỉnh táo và cảnh giác.Chúng ta cần hiểu rõ Covid-19 có nguy hiểm không, cần đi khám tại các bệnh viện để chuẩn đoán bệnh.Khi sử dụng thực phẩm chức năng, chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh, sử dụng sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và đọc rõ sản phẩm sử dụng cho những trường hợp nào.Tùy theo điều kiện kinh tế chọn lựa TPCN phù hợp, an toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên như ăn nhiều rau, hoa quả,... dễ sử dụng, an toàn với điều kiện kinh tế gia đình.

PV: Trước việc mạng xã hội lan tràn những thông tin thiếu kiểm chứng về chăm sóc sức khỏe, sản phẩm hỗ trợ hậu Covid-19. Ở góc độ người làm truyền thông, theo ông báo chí cần truyền thông như thế nào để người dân tránh hoang mang và có được thông tin chính xác nhất?

Nhà báo Hoàng Vững: Từ góc độ truyền thông, đại dịch Covid-19 đã dẫn đến khủng hoảng về thông tin, đặc biệt công nghệ số như hiện nay: sai lệch thông tin, thông tin thiếu kiểm chứng,... gây hoang mang cho người dân.

Tuy nhiên với những khó khăn như vậy, nhưng báo chí chính thống đã vào cuộc rất nhanh và kịp thời, đưa thông tin chính xác, phản bác lại thông tin sai trái, dẹp bỏ thông tin nhiễu loạn làm ảnh hưởng đến sự vào cuộc của chính quyền, cơ quan chức năng,...

Tôi mong muốn buổi tọa đàm mang lại thông tin chính xác cho người dân, người dân cần nắm được thông tin chính xác để tránh hoang mang.

anh vung 1

Nhà báo Hoàng Vững

PV: Thưa nhà báo Hoàng Vững, bản thân ông và người thân trong gia đình, bạn bè có ai gặp phải các vấn đề về hô hấp hậu Covid-19 hay không? Ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt, làm việc?

Nhà báo Hoàng Vững: Covid-19 đến thời điểm này phát triển mạnh mẽ, cá nhân và gia đình tôi đã mắc Covid. Dù đã khỏi nhưng vẫn có những triệu chứng như khó thở, ho, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Tuy nhiên vẫn chưa có thời gian đi thăm khám nên cũng khá lo lắng.

PV: Vậy với người hút thuốc, người có bệnh nền về phổi sau khi khỏi Covid-19 cần kiểm tra đặc biệt và chăm sóc sức khỏe hô hấp thế nào?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Rất nhiều biến chứng mà báo chí đã đưa ra như biến chứng tim mạch, nguy cơ mạch vành, biến phổi về phổi,... Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ung thư. Người hút thuốc nhiều, phổi đã bị tổn thương cộng thêm mắc Covid sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Nhìn chung, bệnh nhân sau Covid-19 chúng ta nên khám và chăm sóc sức khỏe. Người hút thuốc nên bỏ thuốc lá, thay đổi thói quen sinh hoạt, chiến lược theo dõi sức khỏe,...vì người hút thuốc lá có nguy cơ về bệnh rất lớn. Có những bệnh nhân phải thở máy hàng năm, thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà.

PV: Nhiều thông tin cho rằng người hút thuốc mắc Covid-19 sẽ bị tổn thương phổi nặng nề hơn so với người không hút thuốc. Bác sĩ nghĩ sao về điều này và liệu những người đó có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Những người hút thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan cơ thể từ trước như tăng nguy cơ tim mạch, hệ hô hấp, ảnh hưởng đến da, niêm mạc,...

Người hút thuốc dễ bị nhiễm covid xâm nhập hơn do niêm mạc đã bị tổn thương sẵn và nhiễm covid thì triệu chứng thường nặng hơn người bình thường. Vì vậy, nó sẽ gây tổn thương nặng nề hơn so với những người không hút thuốc.

PV: Thưa bác sĩ, có một sự trùng lặp, đợt cao điểm Covid-19 tại Hà Nội cũng chính là giai đoạn thủ đô có những đợt rét đậm, đặc biệt rét giai đoạn chuyển mùa như những ngày qua. Vì thế nhiều người bị ho, khó thở, cảm cúm nhưng lầm tưởng đó là do di chứng hậu Covid-19. Bác sĩ có thể đưa ra những cách phân biệt giữa ho, khó thở do thay đổi thời tiết và các vấn đề về hô hấp do Covid-19?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Cảm lạnh do nhiễm lạnh hay do nhiễm covid-19, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như đau họng, cúm, đau mỏi người, sốt hoặc bằng cách test nhanh tại nhà đế nhận biết.

PV: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò thế nào trong việc phục hồi sức khỏe hô hấp hậu Covid-19, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Các triệu chứng liên quan đến hô hấp gây khó thở, gây tắc mô mạch máu nhỏ, gây tổn thương thần kinh trung ương, bệnh nhân bị stress căng thẳng khá nhiều,....

Sau khi nhiễm covid-19 vẫn còn triệu chứng về hô hấp như hụt hơi, khó thở, chúng ta nên đến khám tại cơ sở y tế. Trong trường hợp chưa đến mức phải đi khám bệnh, chúng ta có thể 1 số biện pháp thực hiện tại nhà như: ăn uống đủ chế độ dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu. Việc đảm bảo dinh dưỡng, các yếu tố vitamin tăng sức đề kháng rất tốt cho bệnh nhân Covid-19.

Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước giúp thận, gan tốt hơn để giải độc.

Tập thể dục hết sức quan trọng nhưng phải chọn thời điểm phù hợp, vừa với sức của mình, chọn những động tác nhẹ nhàng,...

Đảm bảo đủ ấm sau khi mắc bệnh

PV: Thưa bác sĩ Đỗ Quốc Phong, câu chuyện của bạn Hải cũng là vấn đề chung của rất nhiều người hậu Covid-19. Vậy theo bác sĩ khi gặp các triệu chứng liên quan hô hấp người bệnh cần làm gì để giảm thiểu những biến chứng?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Những thông tin bạn Hải chia sẻ rất hữu ích và thường gặp của bệnh nhân Covid-19. Như trường hợp của bạn Hải, bạn vẫn ho rất nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống,... đó là triệu chứng của hụt hơi, tổn thương của hệ hô hấp, các cơ.

8 tuần là giai đoạn diễn tiến của bệnh, bạn Hải nên đi khám để bác sĩ để có những giải pháp giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.Ví dụ như bệnh viện E đang có 3 cơ sở khám chữa bệnh hậu Covid-19.

PV: Trước khi tiếp tục câu chuyện với chuyên gia khách mời, xin giới thiệu bạn Phạm Thị Minh Hải đến từ Hà Nội, một bệnh nhân Covid-19 đã gặp phải rất nhiều vấn đề về hô hấp sau khi khỏi bệnh.

Sau khi khỏi bệnh bạn thấy sức khỏe của mình như thế nào? Có thường xuyên gặp các vấn đề hụt hơi, tức ngực, khó thở… hay không?

Phạm Thị Minh Hải: Cách đây 2 tháng, mình bị Covid-19 do nhiễm cộng đồng, cũng may khoảng hơn 1 tuần mình đã test lại và âm tính.

Trước kia, sức khỏe của mình khá tốt, sau khi mắc covid-19 mình có 1 số biểu hiện như ho, mệt mỏi,... Tuy nhiên đến đây đã khoảng 2 tháng nhưng mình vẫn bị ho khan rất nhiều, bình thường không sao nhưng khi thay đổi thời tiết mình ho nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Các vấn đề như hắt hơi, sổ mũi đã giảm nhưng ho khan vẫn tiếp tục diễn ra.

PV: Để phát hiện chính xác nhất các tổn thương về hô hấp, phổi thì người bệnh khỏi bệnh bao lâu cần kiểm tra sức khỏe để có kết quả chính xác nhất?
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Khi nào cần đi khám là băn khoăn của nhiều người. Vừa rồi chúng tôi gặp tình trạng, người bệnh đổ xô đi khám, vô tình gây gánh nặng cho ngành y tế đồng thời tăng nguy cơ lây nhiễm.Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đến khám khi bệnh nhân gặp triệu chứng khó chịu, hơi gắng sức đã mệt, ho nhiều, ho có đờm, ho kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chúng ta nhận thấy, triệu chứng hô hấp rất dễ gặp. Vì vậy với tư cách là chuyên viên về y tế tại Bệnh viện, quý độc giả và mọi người thấy có các triệu chứng như vậy nên đến cơ sở y tế để có lời khuyên và sàng lọc cơ thể như thế nào, tránh những điều đáng tiếc như mất cơ hội điều trị.

Đây cũng là cơ hội để rà soát sức khỏe như tim, mạch, sức khỏe,...

Chúng ta không nên gò ép sau bao lâu đi khám mà tùy thuộc vào sức khỏe của từng người.

Khi các bạn điều trị Covid-19 ổn định, từ tuần thứ 5-12 là giai đoạn kích hoạt diễn biến cơ thể, đây là giai đoạn có thể xuất hiện các triệu chứng tiến triển của bệnh với những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cần đi khám.

PV: Vậy để chắc chắn về các vấn đề hậu Covid-19 đặc biệt là các tổn thương về hô hấp, phổi người bệnh cần làm gì?


Khách mời Phạm Thị Minh Hải

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Trước khi mắc Covid-19, người bình thường có thể khỏe mạnh leo được 3 tầng cầu thang nhưng sau khi nhiễm bệnh, leo 2 thầng đã mệt, khó thở, khi hơi gắng sức 1 chút thì nhịp tim tăng, khó thở.Ví dụ chúng ta đang thở khoảng 14-16 lần/1 phút, nhưng với người mắc bệnh có thể lên đến 20 lần/ 1 phút.

Các theo dõi trong thời gian ngắn cho thấy, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất từ 35 tuổi, đây là độ tuổi lao động chính, gây ra di chứng hay gặp nhất như run tay chân, xuất hiện bệnh lý mới như tiểu đường tăng huyết áp, nhịp tin,...Đặc biệt, nhóm từ 50-60 chiếm thứ 2, nhóm trẻ em thì đỡ lo lắng hơn.

PV: Nhiều người hậu Covid-19 cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh, huyết áp thấp... nên tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, tôi được biết có cũng là triệu chứng của rất nhiều hiện tượng sức khỏe khác. Vậy theo bác sĩ những dấu hiệu điển hình nào cần chú ý để khẳng định đó là những di chứng hô hấp do Covid-19?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Sau khi Covid xảy ra, người bệnh có nhiều triệu chứng gặp phải như sốt, ho khó thở, rối loạn nhịp, là những biểu hiện Covid-19.Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ, ở 1 người bình thường trước đó không có triệu chứng khó thở, hụt hơi nhưng sau khi mắc Covid lại xuất hiện các triệu chứng đó, chúng ta có thể nghĩ đó là di chứng hậu Covid

PV: Thưa bác sĩ Đỗ Quốc Phong để đánh giá về những triệu chứng hậu Covid-19 thì các di chứng như hụt hơi, khó thở có mang tính điển hình không? Bác sĩ đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng này?

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong: Như chúng ta đã biết, hơn 2 năm nay cả Thế giới và Việt Nam đang bước vào gia đoạn khó khăn. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã cơ bản ứng phó được Covid-19. Tuy nhiên, còn rất nhiều người gặp phải di chứng hậu Covid. Đã có 203 triệu chứng được ghi nhận, trong đó hơn 50 triệu chứng thường xuyên.85% gặp các triệu chứng mệt mỏi, 44% đau đầu, hut hơi đến 36%,... các nghiên cứu này được công bố rộng rãi. Có thể nói rằng, triệu chứng hụt hơi, khó thở, biến chứng liên quan đến hệ hô hấp rất nghiêm trọng.Đây là vấn đề mà chúng tôi đang theo dõi và nghiên cứu, các chuyên gia vừa điều trị, theo dõi và có những chiến lược về suy hô hấp sau khi mắc Covid-19.

Nhà báo Hoàng Vững: Thời gian qua, tình hình Covid-19 diễn biến phứ tạp, ảnh hưởng đời sống gia đình. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người, bệnh nhân có triệu chứng hậu Covid bị hụt hơi, khó thở kéo dài ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe,..Tòa soạn GĐVN cũng nhận được rất nhiều phản ánh này, trước những lo lắng đó, ngày hôm nay Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hụt hơi, khó thở hậu covid-19: Nỗi lo nhiều người và cách khắc phục”.

Bảo Trân