Apple, Google, Amazon… giở chiêu né thuế
07:00, 27/12/2012
Các ông lớn Apple, Google, Ebay, Amazon, D&G đã dùng cùng một chiêu thức giống nhau để né thuế. Đó là chuyển lợi nhuận sang một công ty con ở nước ngoài nơi có mức đánh thuế thấp.
Apple
Lợi nhuận gần tỷ USD mỗi năm của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple không chỉ đến từ iPhone, iPad... mà còn đến từ những chiêu né thuế tinh vi.
Năm 2006, Apple lập một chi nhánh tại bang Nevada, mang tên Braeburn Capital, có chức năng quản lý và đầu tư tiền mặt của hãng bởi mức thuế doanh nghiệp ở Nevada chỉ là 0%, trong khi ở bang California (nơi Apple đặt trụ sở) là 8,84%.
Khi một khách hàng ở Mỹ mua một chiếc iPhone, iPad, máy tính iMac... hoặc tải một bản nhạc từ iTunes, một phần lợi nhuận từ hợp đồng bán hàng đó được chuyển vào các tài khoản do Braeburn Capital quản lý. Sau đó, Braeburn Capital dùng số tiền này đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Và khi các khoản đầu tư này sinh ra lợi nhuận cho Apple, cơ quan thuế California không thể thu thuế của Apple bởi địa chỉ của Braeburn Capital là ở Nevada.
Ngoài ra Apple còn nhiều chiêu né thuế khác trên thị trường quốc tế, một trong số đó là chuyển lợi nhuận đến các nước ưu đãi thuế. Có nhiều chính phủ có chính sách ưu đãi thuế với Apple như Luxembourg, Ireland...
Chính phủ Luxembourg cam kết chỉ thu thuế của Apple và các công ty công nghệ khác ở mức thấp nếu những tập đoàn này đưa các giao dịch qua Luxembourg.
Như vậy, lẽ ra các khoản thuế Apple phải nộp cho chính phủ Anh, Mỹ, Pháp... lại đi vào ngân khố Luxembourg, đương nhiên với mức ưu đãi hơn rất nhiều.
Từ thập niên 1980, Apple thành lập hai chi nhánh ở Ireland. Chính phủ Ireland ưu đãi thuế cho Apple, đổi lại hãng này phải tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Lợi ích thật sự ở đây là, Apple có thể chuyển tiền thu được từ bản quyền các phần mềm phát triển ở California sang Ireland. Một phần lợi nhuận chỉ chịu mức thuế 12,5% của chính phủ Ireland, thay vì mức 35% ở Mỹ. Qua chi nhánh Ireland, Apple cũng chuyển lợi nhuận sang các công ty không chịu thuế ở vùng Caribbean, đặc biệt là quần đảo Virgin - một "thiên đường trốn thuế".
Hơn nữa, nhờ hiệp ước giữa Ireland và các quốc gia châu Âu, Apple tha hồ chuyển lợi nhuận qua Hà Lan mà không hề bị đánh thuế.
"Chiến lược do Apple và các tập đoàn khác thực hiện không chỉ giảm tối đa mức thuế họ phải đóng ở Mỹ, mà còn ở Pháp, Đức, Anh và nhiều nước khác", giáo sư Edward Kleinbard thuộc Đại học Nam California nhận định.
Google
Chuyển lợi nhuận từ các chi nhánh nước ngoài tới Bermuda, Google đã giảm số thuế phải đóng được khoảng một nửa... Mức chuyển doanh thu của Google tới Bermuda trong năm ngoái tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước đó.
Bằng cách chuyển lợi nhuận từ các chi nhánh nước ngoài tới Bermuda, nơi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0, Google đã giảm số thuế phải đóng được khoảng một nửa. Số doanh thu mà Google chuyển tới "thiên đường thuế này" tương đương với khoảng 80% lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2011.
Giới quan sát nhận định, những số liệu về hành vi trốn thuế của Google có thể sẽ gây nên những làn sóng phẫn nộ ở châu Âu và Mỹ. Chính phủ các nước Pháp, Anh, Italy và Australia đều đang điều tra hoạt động trốn thuế của Google như một phần trong nỗ lực tăng nguồn thu giữa lúc kinh tế suy giảm.
Amazon
Hãng bán hàng trực tuyến lớn nhất ở Anh là Amazon đã thu về hơn 3,3 tỷ bảng năm 2011, nhưng không trả một xu tiền thuế nào.
Amazon đã sử dụng "chiêu" chuyển doanh số bán hàng ở Anh sang một công ty con ở một trong các lãnh thổ hải ngoại của Anh, nơi có mức thuế thấp. Cách thức này cho phép Amazon trả mức thuế suất 11% trên lợi nhuận hoạt động ở nước ngoài của hãng năm ngoái - ít hơn một nửa thuế suất thu nhập trung bình doanh nghiệp trong các thị trường lớn của nó.
Cơ quan thuế vụ Anh đã cáo buộc Amazon chuyển dịch phần lớn khoản doanh thu 3,3 tỉ bảng Anh sang chi nhánh Luxembourg, nhằm tránh đóng khoản tiền thuế thu nhập tại Anh.
Ebay
Thu về hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm nhưng eBay chỉ phải mất 1 triệu USD tiền thuế tại Anh nhờ những chiêu trốn thuế tinh vi.
"Khoản phí mà những người bán hàng phải trả khi sử dụng trang mạng eBay ở Anh đã được chuyển qua một công ty có liên quan ở Luxembourg, nơi áp dụng mức thuế thấp hơn", Sunday Times cho biết.
Phát ngôn viên của eBay cho biết: "eBay hoạt động ở châu Âu luôn tuân thủ đầy đủ các luật thuế và, chế độ áp dụng, bao gồm những quy tắc được quốc gia và quốc tế công nhận". Tuy nhiên, hiện các nhà chức trách ở Anh đã tiến hành điều tra toàn diện với các công ty bị nghi ngờ.
Dolce&Gabbana
Cũng giống như Apple, vụ án trốn thuế được mệnh danh là "lớn nhất thế kỉ" của Dolce&Gabbana cũng lợi dụng chính sách ưu đãi thuế của Luxembourg.
Vụ án trốn thuế gần 1 tỉ euro của Domenico Dolce (54 tuổi) và Stefano Gabbana (50 tuổi), chủ Công ty Dolce & Gabbana, đã bị cảnh sát tài chính thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Ý điều tra từ năm 2008. Họ nghi ngờ hai ông này lẩn tránh nghĩa vụ thuế bằng cách bán thương hiệu Dolce &Gabbana và D&G cho Công ty TNHH Gado ở Đại công quốc Luxembourg năm 2004 và 2006.
Theo kết quả điều tra, Gado là tên viết tắt của Gabbana và Dolce. Công ty này do Dolce và Gabbana thành lập ở Luxembourg, nơi được xem là "thiên đường thuế". Lúc còn sở hữu hai thương hiệu Dolce & Gabbana và D&G, Công ty Dolce và Gabbana hưởng tiền bản quyền của tất cả sản phẩm mang hai thương hiệu này trên toàn cầu.
Tại Ý, nguồn thu này bị đánh thuế 45%, theo luật thuế doanh nghiệp. Ở Luxembourg chỉ có 4%. Công ty Gado có nghĩa vụ hàng năm trả cho hai nhà thiết kế 54 triệu euro. Theo các nhà điều tra Ý, Gado chính là công ty bình phong mà hai nhà thiết kế Ý dùng để trốn thuế.
Apple
Lợi nhuận gần tỷ USD mỗi năm của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple không chỉ đến từ iPhone, iPad... mà còn đến từ những chiêu né thuế tinh vi.
Năm 2006, Apple lập một chi nhánh tại bang Nevada, mang tên Braeburn Capital, có chức năng quản lý và đầu tư tiền mặt của hãng bởi mức thuế doanh nghiệp ở Nevada chỉ là 0%, trong khi ở bang California (nơi Apple đặt trụ sở) là 8,84%.
Khi một khách hàng ở Mỹ mua một chiếc iPhone, iPad, máy tính iMac... hoặc tải một bản nhạc từ iTunes, một phần lợi nhuận từ hợp đồng bán hàng đó được chuyển vào các tài khoản do Braeburn Capital quản lý. Sau đó, Braeburn Capital dùng số tiền này đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Và khi các khoản đầu tư này sinh ra lợi nhuận cho Apple, cơ quan thuế California không thể thu thuế của Apple bởi địa chỉ của Braeburn Capital là ở Nevada.
Ngoài ra Apple còn nhiều chiêu né thuế khác trên thị trường quốc tế, một trong số đó là chuyển lợi nhuận đến các nước ưu đãi thuế. Có nhiều chính phủ có chính sách ưu đãi thuế với Apple như Luxembourg, Ireland...
Chính phủ Luxembourg cam kết chỉ thu thuế của Apple và các công ty công nghệ khác ở mức thấp nếu những tập đoàn này đưa các giao dịch qua Luxembourg.
Từ thập niên 1980, Apple thành lập hai chi nhánh ở Ireland. Chính phủ Ireland ưu đãi thuế cho Apple, đổi lại hãng này phải tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Lợi ích thật sự ở đây là, Apple có thể chuyển tiền thu được từ bản quyền các phần mềm phát triển ở California sang Ireland. Một phần lợi nhuận chỉ chịu mức thuế 12,5% của chính phủ Ireland, thay vì mức 35% ở Mỹ. Qua chi nhánh Ireland, Apple cũng chuyển lợi nhuận sang các công ty không chịu thuế ở vùng Caribbean, đặc biệt là quần đảo Virgin - một "thiên đường trốn thuế".
Hơn nữa, nhờ hiệp ước giữa Ireland và các quốc gia châu Âu, Apple tha hồ chuyển lợi nhuận qua Hà Lan mà không hề bị đánh thuế.
"Chiến lược do Apple và các tập đoàn khác thực hiện không chỉ giảm tối đa mức thuế họ phải đóng ở Mỹ, mà còn ở Pháp, Đức, Anh và nhiều nước khác", giáo sư Edward Kleinbard thuộc Đại học Nam California nhận định.
Chuyển lợi nhuận từ các chi nhánh nước ngoài tới Bermuda, Google đã giảm số thuế phải đóng được khoảng một nửa... Mức chuyển doanh thu của Google tới Bermuda trong năm ngoái tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước đó.
Bằng cách chuyển lợi nhuận từ các chi nhánh nước ngoài tới Bermuda, nơi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0, Google đã giảm số thuế phải đóng được khoảng một nửa. Số doanh thu mà Google chuyển tới "thiên đường thuế này" tương đương với khoảng 80% lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2011.
Giới quan sát nhận định, những số liệu về hành vi trốn thuế của Google có thể sẽ gây nên những làn sóng phẫn nộ ở châu Âu và Mỹ. Chính phủ các nước Pháp, Anh, Italy và Australia đều đang điều tra hoạt động trốn thuế của Google như một phần trong nỗ lực tăng nguồn thu giữa lúc kinh tế suy giảm.
Amazon
Hãng bán hàng trực tuyến lớn nhất ở Anh là Amazon đã thu về hơn 3,3 tỷ bảng năm 2011, nhưng không trả một xu tiền thuế nào.
Amazon đã sử dụng "chiêu" chuyển doanh số bán hàng ở Anh sang một công ty con ở một trong các lãnh thổ hải ngoại của Anh, nơi có mức thuế thấp. Cách thức này cho phép Amazon trả mức thuế suất 11% trên lợi nhuận hoạt động ở nước ngoài của hãng năm ngoái - ít hơn một nửa thuế suất thu nhập trung bình doanh nghiệp trong các thị trường lớn của nó.
Cơ quan thuế vụ Anh đã cáo buộc Amazon chuyển dịch phần lớn khoản doanh thu 3,3 tỉ bảng Anh sang chi nhánh Luxembourg, nhằm tránh đóng khoản tiền thuế thu nhập tại Anh.
Ebay
Thu về hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm nhưng eBay chỉ phải mất 1 triệu USD tiền thuế tại Anh nhờ những chiêu trốn thuế tinh vi.
"Khoản phí mà những người bán hàng phải trả khi sử dụng trang mạng eBay ở Anh đã được chuyển qua một công ty có liên quan ở Luxembourg, nơi áp dụng mức thuế thấp hơn", Sunday Times cho biết.
Phát ngôn viên của eBay cho biết: "eBay hoạt động ở châu Âu luôn tuân thủ đầy đủ các luật thuế và, chế độ áp dụng, bao gồm những quy tắc được quốc gia và quốc tế công nhận". Tuy nhiên, hiện các nhà chức trách ở Anh đã tiến hành điều tra toàn diện với các công ty bị nghi ngờ.
Dolce&Gabbana
Cũng giống như Apple, vụ án trốn thuế được mệnh danh là "lớn nhất thế kỉ" của Dolce&Gabbana cũng lợi dụng chính sách ưu đãi thuế của Luxembourg.
Vụ án trốn thuế gần 1 tỉ euro của Domenico Dolce (54 tuổi) và Stefano Gabbana (50 tuổi), chủ Công ty Dolce & Gabbana, đã bị cảnh sát tài chính thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Ý điều tra từ năm 2008. Họ nghi ngờ hai ông này lẩn tránh nghĩa vụ thuế bằng cách bán thương hiệu Dolce &Gabbana và D&G cho Công ty TNHH Gado ở Đại công quốc Luxembourg năm 2004 và 2006.
Theo kết quả điều tra, Gado là tên viết tắt của Gabbana và Dolce. Công ty này do Dolce và Gabbana thành lập ở Luxembourg, nơi được xem là "thiên đường thuế". Lúc còn sở hữu hai thương hiệu Dolce & Gabbana và D&G, Công ty Dolce và Gabbana hưởng tiền bản quyền của tất cả sản phẩm mang hai thương hiệu này trên toàn cầu.
Tại Ý, nguồn thu này bị đánh thuế 45%, theo luật thuế doanh nghiệp. Ở Luxembourg chỉ có 4%. Công ty Gado có nghĩa vụ hàng năm trả cho hai nhà thiết kế 54 triệu euro. Theo các nhà điều tra Ý, Gado chính là công ty bình phong mà hai nhà thiết kế Ý dùng để trốn thuế.
Theo vef.vn