Bàn về khả năng VN-Index vượt đỉnh 1.300 trong tuần tới
Thị trường đã xác lập kỷ lục thanh khoản mới khi tuần qua giao dịch trên HoSE và HXN đạt trên 150 ngàn tỷ đồng chưa kể thỏa thuận. Việc dòng tiền đổ vào mạnh mẽ tiếp tục khiến các chuyên gia có quan điểm khác nhau về cơ hội để VN-Index đạt đỉnh cao mới.
- VCB vượt VIC trở thành cổ phiếu vốn hoá lớn nhất, đưa VN-Index phá đỉnh
- Báo cáo Vietnam ICT Index 2022 của Hội Tin học Việt Nam tại "Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT&TT Việt Nam lần thứ 24 năm 2023" diễn ra tại Bình Định
- Bộ TT-TT tiến hành thu thập số liệu Báo cáo Vietnam ICT Index 2020
- Quảng Ninh: Tổ chức hội nghị phân tích các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT
- Tổng cục Thuế đứng thứ 2 trong xếp hạng ICT Index ngành Tài chính
- Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm thu hút dòng tiền, VN-Index rung lắc nhẹ đầu phiên
- VN-Index lập đỉnh mới, vượt mốc 1.300 điểm
- Hậu Giang khẩn trương CĐS để lọt top 30 tỉnh dẫn đầu cả nước về ICT Index
- e*Calendar 4.0: Quyển lịch Bloc bỏ túi dành cho người Việt
VN-Index hướng lên 1.300 điểm
Thị trường chứng khoán tiếp tục có thêm một tuần (18 - 22/3) tăng trưởng tích cực. Mặc dù giảm mạnh trong phiên đầu tuần, nhưng VN-Index đã nhanh chóng ổn định trở lại và lấy lại đà tăng tốt trong 3 phiên cuối tuần.
Cổ phiếu ngân hàng là động lực dẫn dắt thị trường phục hồi sau phiên giảm mạnh, vượt lên vùng đỉnh năm 2023, hướng đến vùng đỉnh tháng 8-9/2022. Nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh khoản gia tăng nổi bật với TCB (+8,45%), VIB (+7,56%), MBB (+5,25%), BID (+3,83%)... Trong khi đó, các mã dịch vụ tài chính, chứng khoán phân hóa mạnh hơn, đa số phục hồi kém sau phiên giảm mạnh đầu tuần.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng đóng góp tích cực, nhiều mã tăng giá mạnh, vượt vùng giá đỉnh gần nhất, thanh khoản đột biến như HPX (+37,18%), DIG (+12,11%), PDR (+12,10%), TCH (+12,03%), DXG (+8,47%)...
Thanh khoản rất ấn tượng khi giá trị giao dịch tuần qua tăng rất mạnh. Cụ thể, thanh khoản trên HoSE ở mức kỷ lục với giá trị trung bình hơn 30.000 tỷ đồng/phiên, khối lượng giao dịch hơn 1,1 tỷ cổ phiếu/phiên, chỉ xếp sau tuần giao dịch cao nhất lịch sử (19/11/2021). Dòng tiền nội là trợ lực, gánh cả phần bán ròng mạnh của khối ngoại.
Tâm lý của thị trường được cởi bỏ khi “tin xấu” được hấp thụ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hé lộ cụ thể hơn về định hướng chính sách trong giai đoạn tới.
Cụ thể, Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 3 (phù hợp kỳ vọng thị trường) và cho biết “lãi suất chính sách có thể đã đạt mức cao nhất cho chu kỳ này”. Fed cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ cho năm 2024 lên mức 2,1% từ mức dự báo trước đó là 1,4% hồi tháng 12 năm ngoái. Quan trọng hơn, biểu đồ dot-plot của Fed cho thấy Fed đang nghiêng về kịch bản hạ lãi suất 3 lần trong năm 2024. Điều này phù hợp với kỳ vọng của thị trường, do đó đã phần nào cởi bỏ tâm lý cho các nhà đầu tư.
Ở trong nước, thông tin được cho tác động tích cực lớn lên tâm lý nhà đầu tư, đó là việc cơ quan quản lý lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư để gỡ nút thắt về ký quỹ trước giao dịch và khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng thị trường.
Cùng với việc HOSE chạy thử nghiệm hệ thống KRX vừa qua, có thể thấy các cơ quan quản lý đang rất tích cực trong việc giải quyết các vấn đề nhằm nâng hạng thị trường trong năm 2025 như mục tiêu của Chính phủ đặt ra.
Thị trường chứng khoán tuần tới (25 - 29/3) có thể sẽ thu hút sự theo dõi sát hơn của giới đầu tư. Về mặt kỹ thuật, VN-Index đang có dấu hiệu chững lại đà tăng mạnh khi tiến gần hơn tới mốc 1.300 điểm.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội cho rằng phiên thứ 6 nếu thị trường tăng trên 11 điểm thì sẽ thay đổi quan điểm vì khi đó sẽ phá vỡ sự phân kỳ giữa giá và RSI, nhưng phiên thứ 6 lại là một phiên suy yếu tạo cây nến Doji.
Hiện VN-Index đã xuất hiện 4 cây nến phân phối trong đó có 2 cây nến phân phối mạnh với khối lượng lớn kèm theo đó chỉ số liên tục tạo phân kỳ lần 2 giữa giá và chỉ báo RSI tại vùng kháng cự mạnh hợp lưu bởi fibo 61.8 và vùng đỉnh tháng 9/2022. Từ những yếu tố đó, hiện tại VN-Index vẫn có xác suất tạo 3 đỉnh. Tuy nhiên dòng tiền tham gia thị trường hiện tại đang rất tốt nên diễn biến tuần sau sẽ là một tuần quan trọng quyết định diễn biến chỉ số đợt tới.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng nhận định rằng rủi ro VN-Index tạo hai đỉnh đã suy giảm nhưng vẫn chưa được cởi bỏ hoàn toàn, thì với diễn biến tích cực của thị trường trong tuần vừa qua, có thể thấy rủi ro phân phối 2 đỉnh ngắn hạn đã không còn nữa.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đã vượt qua vùng đỉnh cũ cùng với khối lượng gia tăng tích cực. Đây là tín hiệu thể hiện sự đồng thuận giữa điểm số và dòng tiền tham gia, cho thấy chỉ số này đã thoát khỏi nhịp điều chỉnh ngắn hạn và đang quay lại xu hướng tăng trung dài hạn. Với dòng tiền như hiện tại, thị trường đang có nhiều cơ hội tiếp tục tăng điểm trong những tuần tới. Tôi không còn lo ngại về rủi ro 2 đỉnh ngắn hạn nữa.
Rung lắc có thể sớm xuất hiện, nhà đầu tư không nên hưng phấn thái quá
Chuyên gia của Agriseco cho biết VN-Index có thể sẽ biến động mạnh theo cả 2 chiều tăng/giảm trong thời gian tới. Theo chuyên gia, VN-Index vẫn có thể vượt mốc 1.300 điểm nhưng nếu nhóm ngân hàng không giữ được đà tăng để nâng đỡ chỉ số, nhiều khả năng áp lực bán sẽ gia tăng nhanh chóng và kịch bản VN-Index lùi về vùng hỗ trợ 1.230-1.250 điểm cần được tính đến.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhấn mạnh mặc dù mặc dù dòng tiền tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm ngành, tuy nhiên kết quả giao dịch lại không đồng đều và chỉ có nhóm ngân hàng là động lực chính cho đà hồi phục của chỉ số.
"Đối với thị trường trong ngắn hạn, việc dòng tiền luân chuyển nhưng phần đa chỉ có nhóm ngân hàng tăng giá cho thấy rủi ro về khả năng xuất hiện một nhịp phân phối chung. Với việc VN-Index đang trong vùng kháng cự đáng lưu ý, nhiều khả năng rung lắc với biên độ lớn sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ cần thêm thời gian để quan sát về khả năng hấp thụ lương cung tại vùng điểm số này.
Vì vậy trong ngắn hạn, mức độ rủi ro đối với các vị thế giải ngân mới sẽ cao. Nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ các vị thế có sẵn và chỉ giải ngân trong các nhịp rung lắc về vùng hỗ trợ để tìm kiếm được các vị thế tốt hơn", chuyên gia của Agriseco khuyến nghị.
Phía Agriseco lưu ý thêm, sau mỗi nhịp tăng nóng, thị trường thường sẽ cần thời gian để tích lũy, phân phối nhằm rũ bỏ những nhà đầu tư có vị thế yếu và mở ra cơ hội để nhà đầu tư có thể tham gia, dòng tiền mới đổ vào thị trường. Điều này sẽ tương đối hợp lý ở thời điểm hiện tại khi mà thị trường sẽ cần một nhịp tạm nghỉ trước khi đón nhận các thông tin quan trọng trước thời điểm đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp lớn trên sàn sắp diễn ra. Kỳ vọng tăng trưởng từ chính những doanh nghiệp lớn/đầu ngành sẽ là cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm nay.
Ông Đinh Quang Hinh - chuyên gia từ Chứng khoán VNDirect - cho rằng, VN-Index có thể duy trì quán tính đi lên trong tuần tới và hướng tới vùng kháng cự tâm lý quanh 1.300 điểm (+/-10 điểm).
Nhà đầu tư cũng cần tuân thủ kỷ luật và không nên hưng phấn thái quá khi sức nóng tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt và Ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục duy trì động thái hút ròng trên thị trường tiền tệ.
Rung lắc có thể xuất hiện quanh vùng kháng cự tâm lý nêu trên và nhà đầu tư cần duy trì một tỷ trọng danh mục ở mức phù hợp để kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư.
Ông Nguyễn Huy Phương - chuyên gia từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) - dự báo, thị trường sẽ tiếp tục trạng thái giằng co trong phiên giao dịch tiếp theo, nhưng khả năng vẫn nhận được hỗ trợ và dần tăng điểm. Trạng thái tranh chấp mạnh sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do nguồn cung chốt lời có chiều hướng gia tăng.
Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng nới rộng nhịp tăng của thị trường nhưng cần quan sát diễn biến cung cầu trong nhịp tăng này; nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ và cân nhắc chốt lời các cổ phiếu tăng nhanh đến vùng kháng cự.
Theo Tạp chí Thương trường
(https://thuongtruong.com.vn/news/ban-ve-kha-nang-vn-index-vuot-dinh-1300-trong-tuan-toi-118693.html)