Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc
Ngày 10/7/2020, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đến thăm, làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trong đoàn công tác còn có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập năm 1998, vị trí trên địa bàn huyện Thạch Thất và quy mô diện tích 1.650 ha, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được điều chỉnh bởi các cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật thay đổi qua nhiều thời kỳ.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ mang tính quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ còn góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội, đặc biệt là khu vực phía tây Thành Phố Hà Nội, đóng góp ngân sách cho Thành phố Hà Nội trong những năm qua và là tâm điểm cho sự hình thành và phát triển Đô thị Hòa Lạc.
Trước khi bắt đầu buổi làm việc, đoàn công tác đã trồng cây lưu niệm tại Khu Công viên Phần mềm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đi thăm một số nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động ở đây. Trong đó có nhà máy Hanwha Aero Engines, nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh Vinsmart, khu trưng bày sản phẩm tại Làng phần mềm FPT 2.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trồng cây lưu niệm tại Khu Công viên Phần mềm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Đáng chú ý, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã tham dự lễ cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị điện công nghệ cao Á Châu. Đây là công trình chào mừng đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị điện công nghệ cao Á Châu |
Ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000, trong đó Khu công nghệ cao Hòa Lạc được quy hoạch là vùng lõi đô thị (khu vực nội thị), được phát triển theo hướng mở và gắn với tổng thể toàn đô thị Hòa Lạc.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đến nay, Ủy ba nhân dâ thành phố Hà Nội đã giao cho Ban Quản lý 1.530 ha trên tổng số 1.586 ha để xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo quy hoạch. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích đất các nhà đầu tư đang sử dụng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc khoảng 240 ha trên tổng số khoảng 1.000 ha đất khả dụng theo quy hoạch.
Hiện nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long đã được đầu tư cơ bản đồng bộ bằng nguốn vốn ngân sách Trung ương và vốn vay ODA Nhật Bản, bao gồm hệ thống đường giao thông khoảng 40km và các công trình theo đường; hệ thống thoát nước mưa; thoát nước và xử lý nước thải; cấp nước; cấp điện; viễn thông...
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long hiện mới đầu tư được khoảng 20% khối lượng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Thành phố Hà Nội cũng đã bố trí 02 tuyến xe bus kết nối giữa nội thành Hà Nội và Khu công nghệ cao Hòa Lạc (tuyến số 74 và 107).
Báo cáo về tình hình xây dựng, phát triển của Khu CNC Hòa Lạc, quyền Trưởng ban Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Lưu Hoàng Long cho biết, đến nay, UBND TP Hà Nội đã giao cho Ban Quản lý 1.530ha trên tổng số 1.586ha để xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc theo quy hoạch. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích đất các nhà đầu tư đang sử dụng tại Khu CNC Hòa Lạc khoảng 240ha trên tổng số khoảng 1.000ha đất khả dụng theo quy hoạch.
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, có 8 dự án mới đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng trên 14.000 tỷ đồng. Tính lũy kế từ khi thành lập đến nay, Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút được 94 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 89.300 tỷ đồng. Trong đó có 51 dự án đang hoạt động với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm gần đây đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, tại Khu CNC Hòa Lạc có khoảng trên 22.000 người đang học tập và làm việc (khoảng gần 9.000 học sinh, sinh viên và khoảng 13.000 người lao động). Số lượng lao động tại Khu CNC Hòa Lạc có trình độ đại học trở lên trung bình đạt trên 50% và tại một số dự án tỷ lệ này đạt trên 90%.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thăm nhà máy Hanwha Aero Engine |
Hiện nay, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc có khoảng trên 22.000 người đang học tập và làm việc, trong đó có khoảng gần 9.000 học sinh, sinh viên và khoảng 13.000 người lao động. Số lượng lao động tại Khu CNC Hòa Lạc có trình độ đại học trở lên trung bình đạt trên 50%; tại một số dự án, tỷ lệ này đạt trên 90%.
Các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã giúp hình thành hệ sinh thái ban đầu cho các lĩnh vực công nghệ, như: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ y tế, Công nghệ cơ khí chính xác, Công nghệ tự động hóa...
Hiện nay, đã có một số sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu được phát triển, sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó có điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G do Công ty Vinsmart hợp tác với Qualcomm sản xuất; Rada cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G của Tập đoàn Viettel; Cấu kiện động cơ máy bay, các dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không của Công ty Hanwha; Hệ thống bảo vệ điều khiển tích hợp trạm biến áp; các tủ điện hạ thế, trung thế của Công ty Á Châu, với công nghệ được chuyển giao từ các hãng sản xuất thiết bị điện hàng đầu thế giới...
Minh Anh