Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí lưu ý trong việc truyền thông, quảng bá các dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới
Hiện nay, tại Việt Nam xuất hiện nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới có thu tiền thuê bao định kỳ, như: WeTV (Trung Quốc), IQIYI (Trung Quốc), Iflix (Malaysia), Netflix (Mỹ),.. Nội dung trên các dịch vụ truyền hình này chủ yếu là các thể loại phim, gồm cả phim tài liệu lịch sử; các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra...
- Bộ TT&TT phát động Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam - Viet Solutions 2020
- Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4
- Bộ TT&TT sẽ giúp An Giang sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số
- Bộ TT&TT tổng kết việc triển khai Luật Giao dịch điện tử
- Lãnh đạo Bộ TT&TT gặp mặt các đơn vị báo chí, quản lý báo chí thuộc Bộ nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bộ TT&TT đã ghi nhận những rủi ro về nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới nêu trên như: xuất hiện các nội dung xuyên tạc lịch sử (tại loạt phim tài liệu Vietnam War), xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam (tại bộ phim Madam Secretary); mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm (phim Bánh đa tầng, phim Polar: Sát thủ tái xuất, phim After Porn End, phim 365 Days....). Điểm chung của nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này là đều đang được cung cấp trên quan điểm, nhận thức của các doanh nghiệp nước ngoài, không được biên tập phù hợp truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; trái quan điểm chính trị; chuyển ngữ tiếng Việt sử dụng từ ngữ thô tục, “phá hoại” tính trong sáng của tiếng Việt; chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.
FPT một trong những doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Theo Cục PTTH&TTĐT