Cách đo lường “sức khoẻ doanh nghiệp” trong thời đại số

14:47, 04/01/2016

Các giám đốc tài chính thật sự cần thay đổi quan điểm về cách thức đo lường “sức khoẻ doanh nghiệp” trong thời đại số.

Nhung yeu to hang dau anh huong toi doanh nghiep final


Nghiên cứu toàn cầu mới đây của Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CGMA) mang tên The Digital Finance Imperative (Quản trị Tài Chính Trong Thời Đại Số) bảo trợ bởi Oracle, đã đưa đến kết luận nói trên.

Theo nghiên cứu này, trong khi phần lớn giá trị doanh nghiệp được tạo nên bởi các tài sản vô hình như cảm xúc của khách hàng và yếu tố thương hiệu, thì thực tế là có rất ít chuyên gia tài chính trong doanh nghiệp sở hữu những công cụ cần thiết để có thể đo lường và quản lý hiệu quả những yếu tố quan trọng kể trên. 

“Việc lựa chọn các chỉ số KPI một cách đúng đắn không hề đơn giản. Cần đảm bảo rằng các KPI này có thể đo lường được, thực sự tác động tới việc kinh doanh và đồng thời phải chính xác. Trường hợp tệ nhất là không có một KPI nào. Ban đầu, các chỉ số KPI có thể rất đơn giản, cần thay đổi và phát triển sau đó, tuy vậy ít nhất bạn sẽ có một KPI để tập trung, từ đó theo dõi tiến độ công việc, ”  Richard Wong, Phó Chủ Tịch mảng Tài Chính, LinkedIn cho biết.

Nghiên cứu được bảo trợ bởi Oracle cũng nhấn mạnh rằng việc đo lường các giá trị kinh doanh của những tài sản vô hình thông qua những chỉ số KPI sẽ càng ngày đóng vai trò quan trọng như một công cụ giúp đẩy nhanh việc số hóa mô hình kinh doanh. Minh chứng là trong vài năm trở lại đây, tài sản vô hình ngày càng trở nên phổ biến, hiện tại đóng góp khoảng 80% giá trị các công ty của S&P 500. Những người tham gia cuộc khảo sát toàn cầu này tin tưởng rằng những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến doanh nghiệp họ với 76% đồng ý với yếu tố  “hài lòng của khách hàng”,  64% cho rằng quan trọng nhất là “chất lượng quy trình kinh doanh” và 63% lưạ chọn “quan hệ khách hàng”.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các chuyên gia tài chính đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và phân tích các dữ liệu xung quanh tài sản vô hình. Ví dụ, chỉ 25% chuyên gia tài chính tham gia khảo sát có thể tổng hợp và phân tích dữ liệu về “cảm nhận khách hàng” và chỉ 20% chuyên gia tài chính có thể truy cập được các dữ liệu về sự “ảnh hưởng của thương hiệu tới tình hình kinh doanh”. Và Chỉ 1/3 người trong số đó nói rằng họ có thể đo lường được “Chất lượng của tiến độ kinh doanh”.

“Các yếu tố tài chính đang dần bị thay thế bới những khía cạnh, yếu tố kỹ thuật số trong việc cung cấp những cái nhìn chuyên sâu, hỗ trợ những nhà quản lý phát triển và tạo nên những nét khác biệt cho doanh nghiệp. Bằng cách mở khóa những giá trị mới của dữ liệu, thông qua việc sử dụng gói giải pháp đám mây hiện đại và hoàn thiện ERP, cũng như những hệ thống quản trị hiệu suất, các yếu tố tài chính giờ đây vẫn có thể nắm bắt cơ hội độc đáo này để trở thành hệ thống định hướng kỹ thuật số mới cho doanh nghiệp” Ông Rondy Ng, Phó Chủ Tịch Cấp Cao, Mảng phát triển ứng dụng Oracle chia sẻ.

Khi được hỏi rằng những yếu tố tài chính đã được sắp xếp lại như thế nào nhằm hỗ trợ những giá trị kinh doanh mới, chỉ khoảng 15% người trả lời răng: tài chính trong doanh nghiệp họ được liên kết hoàn toàn nhằm “cung cấp những thước đo phi tài chính cho quá trình phát triển mục tiêu chiến lược” hoặc “nhận diện những yếu tố tài sản vô hình để đo đạc và quản trị, nhằm hướng đến thành công lâu dài của doanh nghiệp”.

Tiến sỹ Noel Tagoe, FCMA, Hiệp hội Kế toán công chứng toàn cầu (CGMA) kiêm Giám Đốc Cao Cấp phụ trách mảng Giáo dục tại Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA), đồng thời cũng là một trong những tác giả của nghiên cứu bình luận rằng: “Quá trình số hóa đã  và đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tạo nên những nét khác biệt và xây dựng đẳng cấp doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc đưa ra những quyết định đúng đắn trở nên vô cùng thiết yếu đối và những yếu tố tài chính hoàn toàn có thể nắm giữ vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo chất lượng của những quyết định này. Tài chính có những thế mạnh của một cái nhìn toàn cảnh bao quát toàn bộ doanh nghiệp, khả năng tiếp xúc với đa dạng những ban hữu quan nội bộ, đảm bảo các doanh nghiệp có thể tổng hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất kinh doanh.”

Nghiên cứu bao gồm những cái nhìn chuyên sâu từ hơn 744 chuyên viên cao cấp từ 34 quốc gia. Những cá nhân tham gia trả lời cũng là những chuyên viên từ những công ty hàng đầu thế giới như LinkedIn, Walmart eCommerce, Shell và Southwest Airlines.


TIN LIÊN QUAN