MTXT Dell Latitude 13 Education: Cồng kềnh và giá đắt
Dell Latitude 13 Education được sản xuất hướng đến học sinh và sinh viên với khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng trong học tập cũng như giải trí.
- Dell Latitude E5530 – Thiết kế bền, hiệu suất khá nhưng khởi động chậm
- “Nồi đồng cối đá” cho doanh nhân - Dell Latitude E7240 Touch
- Dell Latitude 6430u
- Apple MacBook Air 11 inch (2014) – Vẫn chưa thấy "Retina" đâu
- Dell Inspiron 15 7537 – Bản sao hoàn hảo của MacBook Pro?
- Asus G750JZ-XS72 – “Giàn khoan” cho game thủ
Theo đó Latitude 13 Education hứa hẹn mang đến cho người dùng một trải nghiệm trong môi trường học tập với Windows 8.1 Pro, tùy chọn màn hình cảm ứng cùng thiết kề chống sốc và thời lượng pin dài. Nhưng liệu Latitude 13 Education có phải là sự lựa chọn hợp lý hay không? Bạn đọc sẽ tìm ra câu trả lời trong bài đánh giá sau.
Thiết kế
Nếu nhìn vào vẻ bề ngoài to và nặng nề của Dell Latitude 13 Education, ít ai nghĩ chiếc laptop này lại được sản xuất hướng đến học sinh và sinh viên.
Thay vì một thiết kế bóng bẩy, nhỏ gọn như các loại laptop khác, Latitude 13 Education có thiết kế hơi thô với màu đen là chủ đạo, nắp trên bằng nhựa màu xám và logo Dell ở chính giữa quen thuộc, đáng tiếc là bề mặt nhám của nắp máy không ngăn được việc dính bám dấu vân tay của người sử dụng. Đặc biệt trên nắp của Latitude 13 Education còn có cả đèn LED để báo hiệu máy đang vào Internet, giúp giáo viên biết học sinh của mình có đang lên mạng trong giờ học hay không.
Điểm nổi bật trong thiết kế là phần viền bằng cao su bao quanh thân máy và viền màn hình, phần viền này có ba màu gồm màu đen, đỏ và màu xanh vừa để trang trí lại vừa có khả năng chống sốc hiệu quả khi máy bị rơi. Mặt dưới của Latitude 13 Education ngoài các khe tản nhiệt, người dùng sẽ thấy thỏi pin 6 cell thiết kế nhô hẳn lên khỏi mặt phẳng, chính điều này làm cho máy thô hơn, nặng hơn và trông lớn hơn nhiều so với các sản phẩm có cùng kích thước.
Khi mở nắp máy, bên trong người dùng sẽ thấy bàn phím màu đen phong cách đảo, bên phải là nút nguồn cùng với một hàng đèn LED dọc theo mép thông báo tình trạng năng lượng, Wi-Fi và tình trạng pin.
Do sử dụng màn hình cảm ứng nên Dell đã thiết kế phần bản lề của Latitude 13 Education có thể mở gập ra một góc 180 độ, theo Dell, điều này sẽ giúp người dùng chia sẻ màn hình dễ dàng khi làm việc nhóm.
Máy cũng được Dell tích hợp các cổng kết nối bao gồm: Cạnh trái là giắc cắm nguồn, Ethernet, HDMI, miniDisplayPort và USB 3.0. Trong khi cạnh phải là đầu đọc thẻ SD, cổng cắm âm thanh 3,5 mm, cổng USB 3.0 thứ hai...
Cạnh phải
Cạnh sau
Cạnh trái
Cạnh trước
Mặc dù màn hình chỉ 13 inch nhưng Latitude 13 Education có kích thước lên tới 330,2x243,83x24,38 – 35,81 mm và trọng lượng tới 2 kg. Lớn hơn và nặng hơn so với các đối thủ có cùng kích thước như Lenovo Yoga 2 13 (330,2x221,23x17,27mm; trọng lượng 1,63 kg) và rộng hơn so với Toshiba Satellite E45t (340,36x233,67x20,32; trọng lượng 2 kg). Nhưng vẫn nhỏ hơn và nhẹ hơn so với Asus VivoBook V451L (347,97x241,29x25,4 mm, trọng lượng 2,17 kg), tuy nhiên VivoBook V451L và Satellite E45t đều có màn hình 14 inch lớn hơn.
Độ bền và an ninh
Dell cho biết Latitude 13 Education được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn quân sự (MIL-STD 810G) về độ bền, theo đó bo toàn bộ xung quanh các cạnh của máy là viền cao su, có khả năng đảm bảo cho máy an toàn khi người dùng vô tình làm rời từ độ cao 76,2cm. Ngoài ra bàn phím và touchpad của máy cũng có khả năng chống nước.
Máy cũng có chip bảo mật TPM, đi kèm chức năng mã hóa dữ liệu Data Protection Encryption giúp bảo vệ an toàn dữ liệu trên máy. Đặc biệt là chức năng “Protected Workspace” cho phép các chương trình và file chạy trên môi trường ảo trước khi chạy thẳng trên hệ điều hành, giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như virus hay trojan tấn công hệ thống.
Màn hình hiển thị
Hướng tới một phân khúc thấp hơn nhưng Latitude 13 Education vẫn được trang bị một màn hình cảm ứng kích thước 13,3 inch, đáng tiếc là độ phân giải chỉ ở mức 1.366x768 pixel. Mặc dù màu sắc hiển thị trên màn hình khá đầy đủ nhưng hình ảnh cũng các nội dung text trên các trang web lại hiển thị khá mờ.
Ngoài ra, màn hình của máy cũng có góc nhìn khá hạn chế, chỉ cần nghiêng màn hình một góc lớn hơn 45 độ là màu sắc bị biến đổi hoàn toàn. Việc sử dụng kính cường lực Corning Gorilla Glass cho màn hình cũng nên gây hiện tượng phản xạ ánh sáng, do đó khi sử dụng ngoài trời nắng là chói và khó quan sát.
Với độ sáng màn hình ở mức 171 lux, màn hình của Latitude 13 Education là mờ hơn so với Yoga 2 13 (239 lux), nhưng sáng hơn so với VivoBook V451L (148 lux) và Satellite E45t (149 lux).
Bàn phím và Touchpad
Bàn phím phong cách đảo của Latitude 13 Education với khoảng cách cách phím vừa phải nên quãng di chuyển tay để nhập liệu khá ngắn thuận tiện, bề mặt các phím bấm hơi cong và độ nảy tốt sẽ giúp cho việc nhập liệu với tốc độ nhanh dễ dàng.
Touchpad có kích thước vừa phải, bề mặt nhẵn, hỗ trợ cảm ứng đa điểm với độ ma sát thấp nên các thao tác như cuộn, phóng to và xoay ảnh cũng mượt và dễ thực hiện. Hai phím bấm của chuột tách rời có độ nảy tốt.
Hiệu năng
Tích hợp bộ xử lý lõi kép Intel Core i3-4005U xung nhịp 1,2GHz với RAM 4GB, Latitude 13 Education là đủ tốt để có thể sử dụng trong các công việc hàng ngày như duyệt web, truy cập Facebook, xem phim, stream video, làm việc với các ứng dụng Office… Tốc độ chuyển đổi giữa chế độ desktop truyền thống và màn hình Start (Metro UI) chỉ mất một giây, ứng dụng camera kích hoạt ngay tức thì và chụp ảnh liên tục mà không có trục trặc nào.
Trong bài kiểm tra hiệu năng tổng thể bằng PCMark 7, Latitude 13 Education cũng chỉ thể hiện ở mức tầm trung khi chỉ ghi được 2.313 điểm, thấp hơn so với VivoBook V451L (2.782 điểm), Yoga 2 13 (2.939 điểm) và Satellite E45t (4.316 điểm). Tuy nhiên, cả ba model trên đều sử dụng CPU mạnh hơn Intel Core i5-4200U xung nhịp 1,6GHz, riêng VivoBook V451L và Yoga 2 13 có RAM 6GB.
Ổ HDD 500GB tốc độ 5400 rpm của Latitude 13 Education khởi động vào Windows 8.1 Pro trong 24 giây, chậm hơn so với Satellite E45t (21 giây) và Yoga 2 13 (15 giây), nhưng nhanh hơn so với VivoBook V451L (33 giây).
Sao chép 4,97GB gói dữ liệu gồm các tập tin media, máy cần 2 phút 29 giây với tốc độ khá tốt ở mức 34 MBps, nhanh hơn so với VivoBook V451L (23 MBps), Satellite E45t ( 28 MBps) và Yoga 2 13 (30,5 MBps).
Chip đồ họa Intel HD 4400 trên Latitude 13 Education đủ để đáp ứng các nhu cầu chơi game giải trí cho sinh viên, nhằm cân bằng giữa việc học tập và giải trí, nhưng chắc chắn không phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ nặng nề.
Trên 3DMark IceStorm Extreme, máy ghi được 21.907 điểm, thấp hơn so với Satellite E45t (23.907 điểm), Yoga 2 13 (30.690 điểm) và VivoBook V451L (31.215 điểm).
Thời lượng pin
Trong bài kiểm tra thời lượng pin quen thuộc Laptop Battery, pin 6 cell của Latitude 13 Education có thể lướt web liên tục thông qua kết nối Wi-Fi với thời gian lên tới 13 giờ 10 phút, trong đó màn hình thiết lập độ sáng ở mức 52%.
Thời gian trên là bỏ xa các đối thủ VivoBook V451L (6:54), Satellite E45t (8:06) và Yoga 2 13 (5:13) trong cùng bài kiểm tra và màn hình của cả ba máy thiết lập độ sáng ở mức 40%.
Kết luận
Có thể khẳng định, Dell Latitude 13 Education (769 USD cho model trong bài viết) có khả năng xử lý hầu hết mọi nhiệm vụ trong học tập và nghiên cứu, cũng như giải trí thông thường của đa số học sinh và sinh viên hiện nay. Đáng tiếc là kích thước cồng kềnh, trọng lượng nặng sẽ hạn chế nhiều hơn tính di động của máy, đặc biệt là hiệu năng của máy vẫn thấp hơn so với mức giá.
Mặc dù thiếu đi độ bền của Latitude 13 Education cũng như thời lượng pin ngắn hơn, nhưng Toshiba Satellite E45t (679 USD) có mức giá thấp hơn và hiệu năng tốt hơn. Nhưng độ bền và tính năng bảo mật tích hợp sẽ giúp cho Latitude 13 Education thích hợp hơn khi sử dụng ở trường học.
Ưu điểm
- Thời lượng pin dài.
- Tính năng bảo mật tốt.
- Nhiều lựa chọn kết nối.
- Thiết kế bền.
Nhược điểm
- Thiết kế cồng kềnh và nặng.
- Màn hình tương đối mờ.
- Giá đắt so với cấu hình.
An Nhiên