Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh
Việc triển khai thành công thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những động lực quan trọng để tiến đến xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh.
- Tổng cục Hải quan đấu thầu dịch vụ CNTT để thực hiện hải quan số
- Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số được phê duyệt
- Cung cấp thêm yêu cầu kỹ thuật thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số
- Cuộc sống tiện ích trong đô thị thông minh
- Hà Nội: Sẽ xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị 5 năm tới
- T&T Group của bầu Hiển giành cú “Hattrick” tại giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Hòa Lạc (Cục Hải quan Hà Nội).
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám cho biết, trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành Hải quan kết hợp với xu thế phát triển của Hải quan thế giới, Tổng cục Hải quan đã tổ chức triển khai xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh theo Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 đã được Tổng cục Hải quan quán triệt tới toàn thể công chức, xác định rõ việc thuê dịch vụ CNTT phải thực hiện công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật; việc triển khai thành công thuê dịch vụ CNTT là một trong những động lực quan trọng để tiến đến xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh.
Hệ thống CNTT mới được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ông Đào Duy Tám cho biết, Tổng cục Hải quan đã tập trung xây dựng và hoàn thiện yêu cầu bài toán, quy trình nghiệp vụ hải quan đảm bảo Hệ thống CNTT mới xử lý toàn bộ công tác nghiệp vụ hải quan. Qua rà soát, Tổng cục đã xây dựng chi tiết 106 bài toán nghiệp vụ với 15.261 chức năng, tăng 2.608 chức năng so với thời điểm trình Bộ phê duyệt Quyết định 97/QĐ-BTC nhưng phạm vi, quy mô và dự toán không thay đổi. Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục rà soát và có thể số lượng bài toán, chức năng sẽ có sự thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến dự toán kinh phí đã phê duyệt.
Về yêu cầu kỹ thuật phục vụ thuê dịch vụ CNTT, Tổng cục đã xây dựng và hoàn thiện danh mục các chức năng của 9 hệ thống hiện tại chuyển lên hệ thống mới; yêu cầu về chuyển đổi số liệu từ hệ thống hiện tại sang hệ thống mới; yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm, phần cứng, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, dịch vụ hỗ trợ người sử dụng, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống; dịch vụ quản trị, vận hành hệ thống; đào tạo người sử dụng.
Mô hình hải quan số sẽ bao gồm các đặc trưng về quản lý biên giới thông minh, quản lý theo chuỗi và hệ sinh thái số, kết nối và xử lý thông minh hướng tới cung cấp dịch vụ tối ưu cho cơ quan hải quan và người khai hải quan hướng tới sự minh bạch, công bằng, nhất quán trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh...
Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng phương án cụ thể đối với hệ thống phần cứng sau 6 tháng kể từ khi kết thúc thời gian thuê dịch vụ của nhà cung cấp, đảm bảo hệ thống công hoạt động liên tục, thông suốt, không gây ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Hải quan.
Cùng với đó, Tổng cục cũng thành lập Tổ công tác độc lập để thực hiện rà soát quy trình, thủ tục thực hiện thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số đảm bảo đúng quy định phát luật; tiếp tục triển khai các công việc đấu thầu thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số; chuẩn bị hạ tầng CNTT...
Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các bài toán nghiệp vụ; xây dựng chuẩn giao tiếp thông tin; hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở rà soát sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan...
Hoàng Hằng (T/h)