Di động không còn đơn giản là “nghe và gọi”

09:00, 12/10/2013

Vấn đề cạnh tranh về giá cước hay các chiêu khuyến mãi giữa các nhà cung cấp mạng trong nước gần đây có xu hướng bão hòa, thay vào đó là các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT). 
Những năm gần đây, khi kinh tế và công nghệ của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, thì việc các nhà mạng tập trung vào việc đầu tư cho các dịch vụ phi thoại là điều tất yếu để phát triển. Bởi, nhu cầu trong việc sử dụng dịch vụ GTGT ngày càng lớn, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận của mạng dịch vụ này cũng không hề nhỏ, mặc dù nó được cho là “lượm bạc cắc”.

Hiện, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 triệu người sử dụng điện thoại di động kết nối vào 3G/4G. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, độ phủ 3G được đánh giá tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á. Người Việt cũng được thống kê chiếm tỷ lệ nhiều nhất khu vực Đông Nam Á đối với việc xem video trên mạng. 

Những thống kê trên cho thấy, các sản phẩm, dịch vụ truyền thông số, đặc biệt là dịch vụ GTGT trên di động đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Trên thị trường hiện có hàng chục dịch vụ GTGT từ chăm sóc sức khỏe, mua sắm và du lịch cho đến đa phương tiện... Có thể nhiều dịch vụ không được người tiêu dùng đón nhận, nhưng cũng có những dịch vụ mới rất hợp thời, mà mStatus là một điển hình.

Theo MobiFone, mStatus tập trung chủ yếu vào giới trẻ, giới văn phòng và doanh nhân. Với 500 đồng/ngày hay 3.000 đồng/tuần, 9.000 đồng/tháng, người dùng không phải truy cập vào Internet vẫn có thể chia sẻ các dòng trạng thái của mình ngay trong mỗi kết nối cuộc gọi. Thông điệp (status) của bạn có thể đến được ngay người bên kia (và ngược lại) khi phát sinh những cuộc gọi với nhau. 

MobiFone cho biết, status có thể được cài đặt theo chế độ chung, cho từng nhóm hoặc từng cá nhân, có thể lấy từ kho chung của nhà mạng, hoặc người dùng tự tạo, rút từ các bộ sưu tập v.v… Sau khi hai bên điện thoại kết nối cuộc gọi, dòng trạng thái (có độ dài 130 kí tự, tiếng Việt không dấu) sẽ hiện thị dưới chế độ flash. 

Đây thật sự là dịch vụ được đánh giá rất sáng tạo và thu hút sự chú ý của giới trẻ của MobiFone. Không những thế, với sự bùng nổ nhu cầu chia sẻ các thông điệp trên mạng, mStatus đã trở thành món ăn tinh thần chỉ với chiếc điện thoại di động ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào của nhiều bạn trẻ, mà vốn nó chỉ được chia sẻ trên Yahoo Messenger, Google Talk và các trang mạng xã hội… 

Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường viễn thông trong nước ngày càng sâu sẽ khiến vấn đề cạnh tranh ở lĩnh vực này ngày càng khốc liệt. Nếu chỉ đơn giản là nghe và gọi khi sử dụng điện thoại thì khó có thể kéo thêm khách hàng. Do đó, các các nhà mạng trong nước cần phát triển mạnh dịch vụ GTGT để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. 

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó không phải dễ và thực tế là thị trường viễn thông đã chứng kiến nhiều sự gục ngã giữa đường của một số nhà mạng. Do đó, việc MobiFone liên tục tung ra thị trường các dịch vụ GTGT một điều mà nhiều doanh nghiệp cần học hỏi. 

Theo chia sẻ của đại diện MobiFone, gia tăng giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các giá trí mới cho khách hàng là một trong những định hướng chiến lược của MobiFone. Trong đó, dịch vụ mStatus sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu liên lạc di động ngày càng cao của khách hàng thông qua sự kết hợp hoàn hảo tính năng thoại và tin nhắn. 

Nhiều chuyên gia đã từng nhận định, ngành nghề nào cũng cần làm tốt vấn đề chăm sóc khách hàng, luôn đem đến cho người tiêu dùng những đối mới tiện lợi và hợp thời nếu muốn giữ cũng như thu hút thêm khách hàng. Viễn thông di động vốn là một ngành dịch vụ thì càng phải làm tốt khâu này, nếu không thì khó mà tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Cẩm La
TIN LIÊN QUAN