Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lưu trữ
Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BNV ngày 26/7/2024 hướng dẫn về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ.
- Hơn 80.000 nguồn gen quý hiếm đang được Việt Nam bảo tồn, lưu giữ
- Việt Nam bảo tồn, lưu giữ hơn 80 nghìn nguồn gen đặc hữu, quý hiếm
- Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến!
- Chuyển đổi số công tác báo cáo: Giá trị lớn về lưu trữ và xử lý dữ liệu, tiết kiệm chi phí và thời gian
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh.
Căn cứ xác định định mức số lượng người làm việc
Thông tư quy định rõ căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc:
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Số lượng người làm việc trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và các căn cứ sau: Khối lượng tài liệu; số lượng, đặc điểm nguồn nộp lưu; loại hình tài liệu; tình trạng vật lý của tài liệu; đặc điểm ngôn ngữ của tài liệu; yêu cầu phát huy giá trị tài liệu; yêu cầu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ; thực trạng kho lưu trữ chuyên dụng, hạ tầng thông tin và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Số lượng người làm việc trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh không bao gồm số lượng người làm việc tại vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Số lượng người làm việc trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh
Đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương: số lượng người làm việc tối thiểu là 24 người, tối đa là 90 người.
Đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh: số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người. Số lượng người làm việc tối đa đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thuộc thành phố trực thuộc trung ương là 30 người, đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thuộc tỉnh là 22 người.
Tiêu chí xác định số lượng người làm việc tăng thêm so với số lượng người làm việc tối thiểu
Đối với tài liệu lưu trữ giấy: số lượng tài liệu lưu trữ từ 2.000 mét giá tài liệu trở lên thì cứ 300 mét giá tài liệu được bố trí thêm 01 người.
Đối với tài liệu lưu trữ điện tử: Dung lượng tài liệu lưu trữ điện tử: mỗi 1.000.000 megabyte thì bố trí 01 người;
Số lượng tài liệu ghi âm, ghi hình: mỗi 500 giờ nghe, giờ xem thì bố trí 01 người.
Đối với tài liệu lưu trữ Mộc bản: từ 15.000 tấm trở lên thì cứ 1.500 tấm bố trí thêm 01 người.
Đối với Lưu trữ lịch sử có kho lưu trữ chuyên dụng được bố trí thêm tối đa 03 người.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/9/2024.
Theo Báo Điện tử Chính phủ