Liên minh châu Âu tính áp dụng chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 thời hạn 9 tháng
Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc để chứng nhận tiêm chủng vaccine có thời hạn 9 tháng, điều này cho phép khách du lịch có sự tự do phù hợp trong việc đi lại trong khi đại dịch COVID-19 vẫn căng thẳng.
Theo CNBC, Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành của EU vào ngày thứ Năm đề xuất rằng chứng nhận COVID của EU cần phải được cập nhật. Tài liệu này đã cho phép người dân đi lại thuận tiện hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bằng cách nêu bật tình trạng tiêm vaccine COVID-19 của người đó, liệu họ đã khỏi COVID-19 và việc gần đây họ có xét nghiệm âm tính hay không.
Như vậy, chứng nhận này sẽ chỉ có tuổi đời khoảng 9 tháng sau khi đợt tiêm vaccine được hoàn tất, ví dụ như ai đó tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hay Johnson&Johnson. Ý tưởng khi áp dụng chính sách này là vì khả năng miễn dịch của vaccine yếu đi, chính vì vậy hộ chiếu vaciine sẽ hết hạn.
Đề xuất của EC vào ngày thứ Năm tuy nhiên chưa nhắc đến việc tiêm vaccine bổ sung. Ủy ban cho biết hoàn toàn có thể tin rằng hiệu quả bảo vệ từ việc tiêm vaccine bổ sung sẽ có thể kéo dài hơn so với đợt tiêm vacccine ban đầu.
Theo đó, ngày hết hạn trên hộ chiếu vaccine sẽ có thể được đi kèm với thông báo cần tiêm vaccine COVID-19 bổ sung. Trong động thái chính sách mới, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) vào ngày thứ Tư cho rằng tất cả người trưởng thành cần phải tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung, đặc biệt ưu tiên cho người trên 40 tuổi.
Cao ủy châu Âu Didier Reynders nói trong ngày thứ Năm: “Rõ ràng đại dịch COVID-19 chưa qua. Theo đó, quy định đi lại cần phải tính đến tình hình biến động này”.
Nhiều nước châu Âu hiện đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm COVID-19 tệ hại, đặc biệt tại các nước mà tỷ lệ tiêm vaccine vẫn ở mức thấp.
Tỷ lệ tiêm chủng tại EU hiện ở mức khoảng 67%, tuy nhiên tính riêng từng nước châu Âu, tỷ lệ tiêm chủng khá khác nhau. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tỷ lệ tiêm chủng 2 ũi đã đạt đến 88%, người dân nhìn chung đang rất ngại tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung.
Thông báo mới nhất vào ngày thứ Năm được đưa ra khi mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo vào đầu tuần này rằng số lượng các ca tử vong do COVID-19 tại châu lục có thể vượt ngưỡng 2 triệu trước tháng 3/2022. WHO nhận xét việc số lượng ca lây nhiễm COVID-19 tại khu vực này tăng rất tệ hại.
Chính phủ các nước châu Âu khác nhau trong những tuần gần đây đã thông báo về các biện pháp khác nhau nhằm kiềm chế tình trạng lây nhiễm COVID-19. Chính phủ nhiều nước như Áo hay cộng hòa Séc đã thông báo các biện pháp cứng rắn nhất.
Đề xuất mới nhất của EC sẽ cần phải được toàn bộ 27 nước thành viên EU phê chuẩn trước khi được chính thức áp dụng. Đề xuất này cũng nói đến việc trẻ em dưới 6 tuổi nên được miễn áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế đi lại nào. Ngoài ra, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi cũng nên được miễn trừ khi các em đến từ nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 rất cao, ngoài ra, trẻ em trên 12 tuổi cần phải tuân thủ những quy định giống như người lớn.
Minh Thuỳ (T/h)