Liên minh Phần mềm toàn cầu gửi đề nghị tới Việt Nam liên quan vi phạm bản quyền
Liên minh Phần mềm toàn cầu (BSA) vừa lên tiếng kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp và giới chức trách Việt Nam chung tay tăng cường kiểm tra và thực thi các hành động liên quan đến việc sử dụng phần mềm không bản quyền trong doanh nghiệp.
Theo BSA, tình trạng sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp Việt Nam đang gia tăng đáng kể.
Ngoài việc sử dụng phần mềm không bản quyền là bất hợp pháp, điều này còn liên quan trực tiếp đến tỉ lệ các cuộc tấn công bằng mã độc xảy ra.
Gần đây, các cuộc tấn công mạng trong nước đang có xu hướng nhắm vào các ngành nghề quan trọng như năng lượng, dầu khí và ngân hàng. Những cuộc tấn công này có thể khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị gián đoạn và thông tin mật bị rò rỉ.
Ông Adam Coates, tổng cố vấn của BSA, chia sẻ việc sử dụng phần mềm không bản quyền dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Hành động này sẽ làm giảm tính bảo mật dữ liệu, khiến các doanh nghiệp rơi vào tầm ngắm của những cuộc tấn công mạng, rò rỉ thông tin và dễ dàng nhiễm phần mềm độc hại.
Ông Coates cũng nhấn mạnh những sự cố này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan, và hệ quả lớn hơn là gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
“Việc sử dụng phần mềm không bản quyền vẫn tiếp tục phổ biến ở Việt Nam là điều đáng báo động. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt thông qua việc tăng cường kiểm tra xử phạt và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.
Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam và lãnh đạo doanh nghiệp hãy hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng này. Thực tế chỉ ra rằng việc sử dụng phần mềm được cấp phép là tuyến phòng thủ đầu tiên tốt nhất chống lại các mối đe dọa an ninh mạng”, ông Coates cho biết.
Ngoài việc sử dụng phần mềm không bản quyền là bất hợp pháp, điều này còn liên quan trực tiếp đến tỉ lệ các cuộc tấn công bằng mã độc xảy ra.
Gần đây, các cuộc tấn công mạng trong nước đang có xu hướng nhắm vào các ngành nghề quan trọng như năng lượng, dầu khí và ngân hàng. Những cuộc tấn công này có thể khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị gián đoạn và thông tin mật bị rò rỉ.
Theo Tạp chí Điện tử Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo