Mạng xã hội, kẻ thù của xuất bản sách truyền thống

10:36, 29/02/2016

Số lượng người theo dõi các tác phẩm trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng lớn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất bản truyền thống.

sach1


Trước đây, để xuất bản một tác phẩm, các tác giả phải mất rất nhiều công sức nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào quyết định chấp thuận hay không của các nhà xuất bản truyền thống. Nhưng đến nay, khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng được hoàn thiện thì vấn đề trên đang dần bị loại bỏ mà thậm chí thay vào đó là xu hướng các tác giả chủ động tự xuất bản sách trên các nền tảng này.

Chẳng hạn, trước khi trở thành quyển tiểu thuyết có số lượng bán ra kỷ lục 125 triệu bản trên toàn cầu, “50 sắc thái” (Fifty Shades of Grey) cũng chỉ bắt đầu là một cuốn sách điện tử tự xuất bản khiêm tốn. Hay như “Người về từ Sao Hỏa” (The Martian), trước khi được chuyển thể thành bộ phim bom tấn của Hollywood cũng chỉ là quyển tiểu thuyết được xuất bản miễn phí từng chương trên blog của tác giả Andy Weir.

Ngày nay, tận dụng truyền thông xã hội Facebook, Twitter, Instagram, Tumblr…, các tác giả đã tự tạo ra lượng người theo dõi các tác phẩm của mình trước khi tìm hợp đồng xuất bản truyền thống. Ví dụ như Douglas Wight, cựu nhà báo tờ New of the World và cộng sự đã chọn tự xuất bản quyển sách điện tử trên Amazon về tiểu sử của diva nhạc pop Rita Ora trước khi in ra 3.000 cuốn bìa cứng. Kết quả, quyển sách điện tử trên Kindle của ông đã được đón nhận còn tốt hơn cả sách được xuất bản truyền thống và giúp ông thu đủ chi phí cũng như tiếp tục gặt hái lợi nhuận sau này.

Theo ông John Bond, đồng sáng lập White Fox, vài năm trước đây, quan hệ mâu thuẫn và thù địch vẫn còn tồn tại giữa nhà xuất bản truyền thống và tự xuất bản trên các nền tảng điện tử như Amazon Kindle, Google Play, iBook Store của Apple và Kobo. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi và các nhà xuất bản truyền thống đã phải tự cải biến bản thân để thích nghi với xu hướng tự xuất bản khi mà truyền thông xã hội đang ngày càng phát triển.

Mới đây, trang Author Earnings của Mỹ đã công bố rằng các tác giả độc lập tại Mỹ hiện có thu nhập từ sách điện tử nhiều gấp 5 lần so với các tác giả xuất bản tại các nhà xuất bản truyền thống. Và tính đến hiện tại, thị trường sách điện tử Mỹ có giá trị lên đến 1 tỷ USD/năm.

Trước đây, để xuất bản một tác phẩm, các tác giả phải mất rất nhiều công sức nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào quyết định chấp thuận hay không của các nhà xuất bản truyền thống. Nhưng đến nay, khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng được hoàn thiện thì vấn đề trên đang dần bị loại bỏ mà thậm chí thay vào đó là xu hướng các tác giả chủ động tự xuất bản sách trên các nền tảng này.

Chẳng hạn, trước khi trở thành quyển tiểu thuyết có số lượng bán ra kỷ lục 125 triệu bản trên toàn cầu, “50 sắc thái” (Fifty Shades of Grey) cũng chỉ bắt đầu là một cuốn sách điện tử tự xuất bản khiêm tốn. Hay như “Người về từ Sao Hỏa” (The Martian), trước khi được chuyển thể thành bộ phim bom tấn của Hollywood cũng chỉ là quyển tiểu thuyết được xuất bản miễn phí từng chương trên blog của tác giả Andy Weir.

Ngày nay, tận dụng truyền thông xã hội Facebook, Twitter, Instagram, Tumblr…, các tác giả đã tự tạo ra lượng người theo dõi các tác phẩm của mình trước khi tìm hợp đồng xuất bản truyền thống. Ví dụ như Douglas Wight, cựu nhà báo tờ New of the World và cộng sự đã chọn tự xuất bản quyển sách điện tử trên Amazon về tiểu sử của diva nhạc pop Rita Ora trước khi in ra 3.000 cuốn bìa cứng. Kết quả, quyển sách điện tử trên Kindle của ông đã được đón nhận còn tốt hơn cả sách được xuất bản truyền thống và giúp ông thu đủ chi phí cũng như tiếp tục gặt hái lợi nhuận sau này.

Theo ông John Bond, đồng sáng lập White Fox, vài năm trước đây, quan hệ mâu thuẫn và thù địch vẫn còn tồn tại giữa nhà xuất bản truyền thống và tự xuất bản trên các nền tảng điện tử như Amazon Kindle, Google Play, iBook Store của Apple và Kobo. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi và các nhà xuất bản truyền thống đã phải tự cải biến bản thân để thích nghi với xu hướng tự xuất bản khi mà truyền thông xã hội đang ngày càng phát triển.

Mới đây, trang Author Earnings của Mỹ đã công bố rằng các tác giả độc lập tại Mỹ hiện có thu nhập từ sách điện tử nhiều gấp 5 lần so với các tác giả xuất bản tại các nhà xuất bản truyền thống. Và tính đến hiện tại, thị trường sách điện tử Mỹ có giá trị lên đến 1 tỷ USD/năm.