Nghề "Hack" khóa
08:09, 01/08/2009
Là một tay “hack” khóa thuộc hàng “khủng”, tốt nghiệp trường Đại học thương mại, nhưng lại “say mê” cái nghề của cha, anh Nguyễn Lưu Mỹ trú tại 103 Trương Định đã từ bỏ con đường thương mại để tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, và trở thành một tay “hack cơ” được nhiều người biết đến.
"Hack" cơ khóa tài ba
Là một “hack cơ” có hàng chục năm kinh nghiệm anh Nguyễn Lưu Mỹ cho biết, nếu một người thợ sửa khóa thông thường ít nhất phải nhớ được 300 loại rãnh khóa khác nhau, đây là điều kiện cơ bản nhất để có thể tồn tại được lâu dài, ngoài ra sự phân biệt các loại khóa cũng không phải là chuyện dễ dàng, có khi các phom khóa giống nhau nhưng chưa chắc rãnh khóa đã giống nhau, nên nhiều thợ khóa mới vào nghề thường hay nhầm lẫn. Ngoài ra khi một loại khóa mới nào đó ra đời thì ngay lập tức người thợ khóa phải mổ ra xem cấu trúc bên trong như thế nào từ đó tìm ra phương pháp mở hiệu quả. Theo bác Nuyễn Như Vạn cha của anh Mỹ thì người làm khóa mắt phải tinh, tay phải “nghe” được những viên bi sâu ở đầu, giữa hay ở cuối khóa.
Là một “hack cơ” có hàng chục năm kinh nghiệm anh Nguyễn Lưu Mỹ cho biết, nếu một người thợ sửa khóa thông thường ít nhất phải nhớ được 300 loại rãnh khóa khác nhau, đây là điều kiện cơ bản nhất để có thể tồn tại được lâu dài, ngoài ra sự phân biệt các loại khóa cũng không phải là chuyện dễ dàng, có khi các phom khóa giống nhau nhưng chưa chắc rãnh khóa đã giống nhau, nên nhiều thợ khóa mới vào nghề thường hay nhầm lẫn. Ngoài ra khi một loại khóa mới nào đó ra đời thì ngay lập tức người thợ khóa phải mổ ra xem cấu trúc bên trong như thế nào từ đó tìm ra phương pháp mở hiệu quả. Theo bác Nuyễn Như Vạn cha của anh Mỹ thì người làm khóa mắt phải tinh, tay phải “nghe” được những viên bi sâu ở đầu, giữa hay ở cuối khóa.
Anh Mỹ cũng là một tay “hack” khóa tài ba, anh tiết lộ: Một người thợ khóa luôn luôn phải đối mặt với công nghệ tiên tiến và không ngừng được đổi mới của các hãng khóa nổi tiếng, khi một chiếc khóa mới ra đời được những người thợ chinh phục thì cũng có nghĩa rằng họ là người chiến thắng, khi đó nhà sản xuất lại phải nghĩ cách làm ra các loại khóa mới nhằm “thách thức” những người thợ, cứ như vậy cuộc chạy đua không ngừng về công nghệ làm khóa luôn diễn ra. Anh Mỹ cho biết: Có những loại khóa khó như khóa két, để phá được thường người thợ phải dựa vào kinh nghiệm và lòng kiên trì là chính, thông thường khóa két có hai cơ, một chìa và một mã, việc phá ổ khóa chìa cũng làm theo phương pháp như đối với các loại khóa thông thường khác, còn phá mã khóa là khâu khó nhất, thông thường khóa có 100 vòng quay, công việc của người thợ là phải tìm ra trong số 100 vòng đó 4 mã số chính để có thể mở được khóa, để tìm ra được 4 mã số chính này người thợ lại phải thuộc được vòng quay của mã số, sau đó xoay đúng chiều của nó rồi mày mò dần, công việc này mất khá nhiều thời gian, và khó, vì thế nên thường phải sử dụng đến kinh nghiệm của người làm khóa là chủ yếu.
Ngoài khóa két, loại khóa khó nhất mà người thợ gặp phải đó là những loại khóa mà mình chưa từng tiếp súc bao giờ, đây là một thách thức đối với người thợ khóa. Khi gặp những loại khóa như vậy người thợ phải hình dung và so sánh xem rãnh, phom của loại khóa đó có giống với bất kỳ một loại khóa mà mình đã từng làm hay không, rồi cũng tự mày mò tìm ra phương pháp mở khóa.
Trong cuộc đời làm khóa của mình anh Mỹ cũng đã rất nhiều lần phải đối mặt với những chiếc chìa khóa như vậy, đó là một thách thức buộc mỗi người thợ phải chinh phục và chứng tỏ tài năng, mỗi một lần phá được chiếc khóa khó là một chiến công của người thợ.
"Tứ đức" trong nghề khóa
Bác Nguyễn Như Vạn, “sư phụ” của anh Mỹ cho hay, nghề khóa rất cần người thợ có lương tâm, đầu óc phải có được đủ độ tinh nhạy để không rơi vào những cạm bẫy của kẻ xấu, ngoài ra việc đặt lương tâm nghề khóa lên hàng đầu còn giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bác Vạn cho biết thêm: “Sẽ là sai lầm nếu như mở rộng qui mô dạy nghề khóa, việc dạy nghề và truyền bá một cách bừa bãi là một việc làm nguy hiểm”. Hiện nay cơ sở của bác Vạn chỉ dạy nghề cho những người thân thiết trong họ hàng và gia đình, tuy nhiên người thợ khóa ở đây phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, tránh những “cá thể” xấu xâm nhập vào nghề khóa.
Còn anh Mỹ ngay từ nhỏ đã rong ruổi theo cha trên khắp các con đường ở Hà Thành để học nghề sửa khóa, đến mười hai mười ba tuổi đã có thể tự mình bươn chải kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình, những năm vào đại học anh vẫn tranh thủ những lúc rãnh rỗi để làm khóa, hàng chục năm theo cha lăn lộn anh đã học được rất nhiều, anh bày tỏ quan điểm: Đạo đức trong nghề khóa là điều tối quan trọng, nếu không sẽ bị kẻ xấu lôi cuốn, anh Mỹ tiết lộ thêm, nếu như một người thợ khóa giỏi chỉ mất một đến hai phút để đột nhập vào nhà người khác, sau đó rút ra rất nhanh và mang theo cả đống tiền bạc, của cải tài sản của “chủ gia”. Do đó mà người thợ khóa cũng cần phải có lương tâm.
Sự trung thực luôn được đề cao, và phải luôn cảnh giác để tự đề phòng cho mình. Anh Mỹ nói chuyện vui, nếu giả sử có kẻ nào đó gọi mình đến một nhà “vắng chủ” rồi bảo phá khóa vào nhà, nếu như thợ khóa không tinh nhạy và cảnh giác thì có thể vô tình tiếp tay cho bọn tội phạm, thậm chí nguy cơ “hầu tòa” là không thể tránh khỏi, vì thế nên cái nghề “hack” khóa cũng không đơn giản chút nào.
Văn Dương