Nguyên lý cái thùng gỗ và Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu?
Trong bài tham luận của mình tại buổi Tọa đàm: Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức do Hội Tin học Việt Nam tổ chức ngày 3/7 vừa qua. Ông Nguyễn Huy Dũng – Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) nhấn mạnh: Cần bắt tay vào Chuyển đổi số ngay bây giờ và làm thật nhiều hơn nữa. Đừng để Chuyển đổi số chỉ dừng lại ở những câu chuyện.
- "Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020" sẽ diễn ra vào 11-12/8
- Bộ TT&TT phát động Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam - Viet Solutions 2020
- Tọa đàm ICT 2020 "Chuyển đổi số: Cơ hội & Thách thức"
- Tọa đàm ICT 2020 “Chuyển đổi số: Cơ hội và Thách thức”
- Bộ TT&TT sẽ giúp An Giang sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số
Có thể nói, dịch Covid-19 chính là cú huých lớn đưa chuyển đổi số vào thực tiễn một cách nhanh chóng nhất và có hiệu quả tức thì. Không thể phủ nhận việc đại dịch Covid-19 vừa rồi đã khiến kinh tế, cuộc sống của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng như bị "đóng băng". Thế nhưng, đây cũng chính là "thời cơ" thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số. Cũng chính bởi sự kịp thời, chuẩn xác của Thủ tướng Chính phủ đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về chương trình chuyên đề chuyển đổi số.
Trong câu chuyện về sự bắt nguồn của chuyển đổi số, nhận thức vẫn đóng vai trò quan trọng nhất vì nó liên quan đến chấp nhận cái mới. Để có "hành trang" vững chắc nhất trong công cuộc chuyển đổi số, Bộ TT&TT, đã phát động Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam (Viet Solutions 2020). Vậy chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số bắt nguồn từ đâu?
Góc nhìn tổng quan về chuyển đổi số
Nếu nhìn một cách tổng quan có thể thấy rằng ngày nay không gian mạng đang trở thành không gian “sống” chiến lược thứ 5 của loài người. Không gian chiến lược thứ 5 đã chuyển đổi từ môi trường truyền thống lên không gian mạng, đó chính là chuyển đổi số.
Trên thực tế, quá trình chuyển đổi số đó đã diễn ra nhiều năm qua ở nhiều mức độ khác nhau. Đầu tiên là mức độ số hóa thông tin, cao hơn nữa là số hóa quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả. Ví dụ như cơ quan quản lý nhà nước cấp dịch vụ công trực tuyến thì đây là một dạng số hóa quy trình nghiệp vụ hay còn gọi là tin học hóa.
Môi trường truyền thống được chuyển đổi lên không gian mạng, đó chính là chuyển đổi số.
Mức cao nhất là chúng ta số hóa các cơ quan, tổ chức và mang các cơ quan, tổ chức từ môi trường truyền thống lên môi trường mạng. Tiến trình chuyển đổi số này diễn ra trong khoảng 5 năm trở lại đây. Do chúng có điều kiện diễn ra nhanh hơn bởi những tiến bộ về mặt công nghệ mà vẫn thường gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chuyển đổi số là số hóa cả về tổ chức chứ không chỉ nâng cao năng suất, không chỉ nâng cao hiệu quả mà nó còn thay đổi về cả mô hình quản lý, tạo ra những giá trị mới, cung cấp các dịch vụ mới.
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?
Chuyển đổi số được ví như lý thuyết thùng gỗ, nôm na lượng nước chứa được trong một thùng gỗ không phụ thuộc vào chiều dài của các thanh gỗ dài nhất mà chính xác phụ thuộc vào chiều dài của thanh gỗ ngắn nhất.
Câu chuyện chuyển đổi số cũng vậy. Có người nói chúng ta phải lựa chọn một số lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên để chuyển đổi trước. Có người lại cho rằng chúng ta phải xây dựng thói quen để phát triển văn hóa số, chỉ số KPI đánh giá là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta thấy rằng đó là năng lực nhận thức, vì đó là câu chuyện của chấp nhận cái mới khi chuyển đổi số và yếu tố quan trọng nhất để thành công là chuyển đổi nhận thức. Bất cứ một cơ quan, tổ chức nào chỉ cần thay đổi nhận thức đều có thể tiến hành chuyển đổi số. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số thông qua việc chuyển đổi nhận thức, đặc biệt là nhận thức của lãnh đạo.
Nguyên lý cái thùng gỗ.
Sự tiện lợi trong không gian số là nó không phụ thuộc vào vị trí địa lý, mà phụ thuộc vào việc chúng ta đưa ra quyết định triển khai chuyển đổi số nhanh hay chậm. Chuyển đổi số càng nhanh thì thuận lợi càng lớn vì chúng ta đi nhanh đi trước thì dễ dàng thu hút nguồn lực, thu hút đầu tư. Đi sau cơ hội sẽ giảm đi.
Câu chuyện chuyển đổi số là câu chuyện về cuộc cách mạng của toàn dân, Việt Nam chúng ta có thế mạnh trong việc làm những thứ liên quan đến toàn dân. Ví dụ dễ minh hoạ toàn dân đều quan tâm, ủng hộ đến thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể cùng nhau làm được điều khó tin vẫn với những người con người đấy và nếu chọn đúng sẽ tạo nên những điều tưởng chừng như không thể.
Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số dẫn dắt toàn bộ cơ quan, tổ chức lên môi trường mới. Nó có thể làm phát sinh môi trường mới chưa có tiền lệ, làm gián đoạn hoặc thậm chí là phá hủy những cái cũ.
Về những hạn chế của nước ta trong công cuộc chuyển đổi số, ông Nguyễn Huy Dũng – Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) cho rằng: Chúng ta vẫn thiếu về nguồn năng lực và các chuyên gia về phổ biến kỹ năng cho người dân. Đặc biệt là công cuộc chuyển từ không gian truyền thống lên không gian mạng nó đặt ra thách thức rất lớn về an ninh mạng, quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân của mỗi người.
Thế nhưng, chuyển đổi số mang lại cho chúng ta những cơ hội vô cùng lớn. Nó mang lại cho chính phủ số hoạt động hiệu quả hơn và tăng tính minh bạch, giảm tham nhũng. Mang lại cho Kinh tế số tạo ra giá trị mới, tạo ra mô hình tăng trưởng mới. Và mang lại cho Xã hội số giúp cho mội người bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, tiếp cận tri thức.
Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, trong đó 3 trụ cột chủ lực của chương trình chuyển đổi số quốc gia là xây dựng và phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đối với Chính phủ số, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra một số mục tiêu lớn: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và sử dụng chủ yếu trên điện thoại di động thay vì trên máy tính truyền thống. 90% hồ sơ điện tử cấp Bộ, 80% hồ sơ điện tử cấp huyện, 60% hồ sơ điện tử cấp xã được sử dụng và xử lý hoàn toàn phiên bản điện tử. 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành.
3 trụ cột chủ lực của chương trình chuyển đổi số là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Ví dụ như Bộ Y tế cách đây vài ngày đã tuyên bố hoàn thành mục tiêu này và đưa 100% dịch vụ công trực tuyến của mình đến mức độ 4, tức là người dân ngồi nhà hay bất cứ đâu mà không phải đến cơ quan quản lý nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được mọi nhu cầu giao tiếp với cơ quan nhà nước.
Đặc biệt có một chỉ tiêu mới: Khoảng 50% hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước được tiến hành một cách trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và CSDL của cơ quan quản lý. Đây là lần đầu tiên chúng ta đặt ra một chỉ tiêu như vậy.
Về kinh tế số, chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GDP chiếm tối thiểu khoảng 20%. Hiện nay chưa có một phép đo nào chưa có một bộ chỉ số thống nhất. Do đó, chương trình chuyển đổi số quốc gia sẽ giao thêm nhiệm vụ là trong năm 2020 cần phải có một cái thước đo. Việc đầu tiên là phải tiến hành đo tỷ trọng của kinh tế số trong GDP và tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực tối thiểu 10 %. Tức là nói nôm na là chúng ta cố gắng nâng cao nồng độ công nghệ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, từ nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục.
Cuối cùng là Xã hội số, để thực hiện câu chuyện này thì tầm nhìn chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt ra là mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang, mỗi người dân 1 điện thoại thông minh. Đấy chính là cách chúng ta tiếp cận số phổ cập 4G, 5G và smartphone. Phấn đấu để thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt chiếm 50% tổng lưu lượng thanh toán. Đây là những mục tiêu lớn đặt ra cho đến năm 2025.
Những yếu tố tạo nền tảng
Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng nhắc lại tầm quan trọng của thể chế chính sách trong quá trình triển khai chuyển đổi số quốc gia. Muốn chuyển đổi số nhanh phải thay đổi nhận thức. Nhận thức đã thay đổi thì sẽ dẫn đến hành động. Các kế hoạch hành động muốn triển khai hiệu quả thì thể chế, chính sách phải đi trước một bước. Hai là vai trò của những doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghệ số sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số. Một yếu tố nữa đó là triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Ví dụ như nền tảng giáo dục cho phép các trường không cần có bộ phận IT chuyên nghiệp của mình, không cần phải mất thời gian đầu tư hệ thống có thể chuyển lên chuyện học và dạy trực tuyến. Bộ Giáo dục Đào tạo có thể đưa ra quy định tối thiểu 20% chương trình đào tạo phải được thực hiện trực tuyến và kết quả học tập trực tuyến được công nhận. Trong lĩnh vực y tế, yêu cầu các bệnh viện phải có bộ phận khám chữa bệnh từ xa. Khi đã có sở cứ pháp lý, các tổ chức cơ quan, đơn vị ở bộ ngành địa phương mới yên tâm triển khai chuyên đổi số. Đấy là toàn bộ những bộ phận cấu thành nên chương trình chuyển đổi số quốc gia của chúng ta.
Những doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghệ số sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số.
Câu chuyện chuyển đổi số của chúng ta bắt đầu từ đâu? Có người nói chúng ta phải lựa chọn một số lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên để chuyển đổi trước. Có người lại cho rằng chúng ta phải xây dựng thói quen để phát triển văn hóa số, chỉ số KPI đánh giá là rất quan trọng. Từ đó, chúng tôi cho rằng đó là năng lực nhận thức, vì đó là câu chuyện của chấp nhận cái mới khi có sự chuyển đổi số mà yếu tố quan trọng nhất là chuyển đổi nhận thức. Bất cứ một cơ quan, tổ chức nào chỉ cần thay đổi nhận thức có thể tiến hành chuyển đổi số.
Thực ra câu chuyện chuyển đổi số là câu chuyện, là một cuộc cách mạng của toàn dân. Mà Việt Nam chúng ta có thế mạnh trong việc làm những thứ liên quan đến toàn dân. Ví dụ như thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong thời gian qua. Chúng ta có thể cùng nhau làm được điều vẫn với những người con người đấy đã tạo nên những điều tưởng chừng như không thể.
Hãy bắt tay vào làm và làm nhiều hơn nữa!
Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: “chúng ta cùng chuyển đổi số hướng tới mục tiêu kép đưa Việt Nam trở thành quốc gia số và phát triển chuyển đổi số của Việt Nam. Chúng tôi rất mong ngành doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam chúng ta chủ động đi tìm để phân nhánh. Những bài toán khiến xã hội đang “nhức nhối” và chúng ta cùng bắt tay nhau để dùng công nghệ để “xoa dịu” nỗi đau bằng năng lực, bằng công nghệ Make in Vietnam. Đấy là cái mong muốn của chúng tôi đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Giống như việc cầu thủ bóng đá mang lại cho chúng ta rất nhiều cảm hứng, nếu chỉ ngồi xem thì không bao giờ trở thành cầu thủ được. Nhưng một hành động dù nhỏ như chúng ta cầm lấy quả bóng và sút thì chắc chắn là có một ngày sẽ trở thành cầu thủ. Đối với cơ quan, tổ chức chúng tôi cũng mong muốn như thế, quả bóng chuyển đổi số đến chân mình rồi. Sút thôi!
Ông Nguyễn Huy Dũng dẫn dắt thêm một câu nói của Mike Tyson “Mọi người đều có kế hoạch, đều nghĩ rằng mình có kế hoạch cho đến khi mình bị đấm”. Dịch Covid-19 vừa rồi cũng chính như một cú đấm. Hi vọng rằng nếu dịch bệnh có xảy ra một lần nữa và nếu chúng ta chủ động chuyển đổi số thì Việt Nam vẫn có mọi hoạt động xã hội, kinh tế xã hội đều diễn ra bình thường. Câu chuyện chuyển đổi số chúng ta nói thế là được rồi, hãy bắt tay vào làm và làm nhiều hơn nữa.
Thùy Dung