Tiện ích sinh test tự động cho phần mềm chấm điểm tự động Themis

11:30, 25/03/2021

Link Download tiện ích: http://tienich.hoctincungthukhoa.com 

Liên hệ: Thầy Nguyễn Tô Sơn - 091.333.2869

Bạn là một giáo viên Tin học và muốn thao tác chấm điểm của mình được thực hiện tự động bằng máy chứ không phải thủ công bằng tay như phương pháp truyền thống, lúc đó bạn sẽ nghĩ ngay đến cần phải sử dụng phần mềm chấm điểm tự động của TS. Lê Minh Hoàng. Thế nhưng, muốn sử dụng phần mềm này, bạn cần phải xây dựng cấu trúc cây thư mục như sau (đôi khi làm như vậy cũng ngốn rất nhiều thời gian nếu như bạn làm việc đó bằng tay):

Phần mềm Themis: http://hoctincungthukhoa.com/2.tailieu/0.tailieuhsg/ThemisInstaller.exe

 

Giải pháp cho bạn để xây dựng cấu trúc cây thư mục trên là: Sử dụng tiện ích sinh test tự động.

Giao diện của tiện ích rất dễ để bất cứ ai cũng có thể sử dụng được.

Bạn chỉ cần làm như sau:

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn là máy tính của bạn đã cài đặt phần mềm Free Pascal (với C++ bạn phải cài đặt trước Code Blocks hoặc MinGW), sau đó cài đặt biến môi trường PATH (giống như cài đặt biến môi trường của Java vậy).

Ví dụ về cách cài đặt biến môi trường đối với Pascal (làm tương tự đối với C++ hay Python hoặc Java): C:FPC2.6.4bini386-win32 hoặc C:Program FilesCodeBlocksMinGWbin hoặc C:Python33

Sau khi cài xong Free Pascal (với C++ là: Code Blocks hoặc MinGW) và cài đặt biến môi trường, bạn hãy khởi động lại máy.

Copy file sinh test (file này sinh ra file .INP) và code chuẩn của giáo viên (file này từ file .INP trên sinh ra file .OUT vào cùng thư mục với tiện ích ở trên. Chúng ta dùng 2 file .INP và .OUT này để chấm điểm chất lượng chương trình được viết bởi học sinh)

Ví dụ với bài 1: CONG.PAS trong đề bài sau:  http://hoctincungthukhoa.com/2.tailieu/3.giangday/document/gdh.pdf

Bạn có thể sử dụng file R_CONG.PAS sau đây để sinh test dữ liệu. Với các đề bài khác, các bạn có thể sử dụng file R_CONG.PAS này bằng cách sửa nội dung nằm giữa 2 phần try và finally ở chương trình (thực ra ngoài phần try và finally thì các phần khác bạn cũng không cần quan tâm tới làm gì):

 

try

  A := Random(10000) + 1;

  B := Random(10000) + 1;

  C := Random(10000) + 1;

  D := Random(10000) + 1;

  WriteLn(f, A, '   ', B);

  WriteLn(f, C, '   ', D);

finally

 

Toàn bộ nội dung file R_CONG.PAS này bạn có thể download tại: http://tienich.hoctincungthukhoa.com

Còn file CONG.PAS là file code chuẩn của giáo viên. Bạn có thể tham khảo cho đề bài này tại: http://tienich.hoctincungthukhoa.com

CHÚ Ý: Nếu file input và output bắt buộc là: CONG.INP và CONG.OUT. Đồng thời file code chuẩn của giáo viên cũng phải giống phần đầu, tức là bắt buộc tên file code chuẩn của giáo viên phải là: CONG.PAS

Sau đó bạn bật tiện ích lên và nhập các thông số đầu vào:

– Số lượng test. Ví dụ: bạn cần sinh tự động 20 test

– Test bắt đầu từ: Ví dụ, nếu bắt đầu từ 1 mà bạn sinh ra 20 test thì sẽ có 20 test từ Test01, Test02,… Test20. Còn nếu bắt đầu từ 2 với 20 Test thì tên các Test đánh số là Test02, Test03,…, Test21. Giá trị mặc định cho giá trị ở ô này là 1 (bắt đầu số thứ tự của test là 1).

– Tên file sinh test (Input): File này sẽ tự động sinh các dữ liệu ngẫu nhiên. Ví dụ: R_CONG.PAS

– Tên file chạy của Giáo viên (Output): File này sẽ từ Input mà sinh ra Output. (Đây là file chuẩn của Giáo viên). Ví dụ: CONG.PAS

Sau đó kích vào Run.

Và bạn đã có thể chiêm ngưỡng thành quả của mình mà không cần phải mệt nhọc gì cả. Ngay bây giờ, bạn có thể lấy kết quả của tiện ích này để chạy chương trình chấm điểm tự động của TS. Lê Minh Hoàng.

P/S: Trong các kỳ thi Olympic Tin học các bạn hãy để ý có chú ý này ở dưới mỗi câu => Sử dụng cần tiện ích này để sinh những Subtask Test kiểu như vậy:

50% số test có N < 1000. Giải đúng các test này, thí sinh được không ít hơn 50% số điểm tối đa cho toàn bộ bài toán.

Hướng dẫn chạy tiện ích trên Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=WU9kSlsFoVY&feature=emb_logo[A1] 

Sáng kiến kinh nghiệm của các Giáo viên THPT về việc sử dụng tiện ích này:

https://s1.sangkienkinhnghiem.net/web/viewer.html?file=https://s1.sangkienkinhnghiem.net/zDxZ48ANXBaNCB0w/demo/2020/06/30/skkn_su_dung_co_hieu_qua_tien_ich_sinh_test_tu_dong_vao_viec_I9m9Dv6IUa.png[A2] 

Nguyễn Tô Sơn - Huấn luyện viên Đội tuyển Olympic Tin học Sinh viên của Đại học Sư phạm Hà Nội

 

TS. Lê Minh Hoàng