Triển khai phát sóng LTE sẽ tiếp cận 2 tỷ khách hàng vào năm 2020
11:08, 17/11/2015
Hoạt động triển khai phát sóng LTE sẽ tiếp cận đến 2 tỷ khách hàng vào năm 2020, theo báo cáo mới từ GSA (Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu).
Hiện tại, thế giới có hơn 30 nhà mạng đang thiết lập các phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm kỹ thuật cho dịch vụ phát sóng LTE dựa trên eMBMS để giảm tải mạng bằng cách phát sóng nội dung video và truyền hình hơn là phát sóng đến từng cá nhân khách hàng riêng biệt.
Các hoạt động triển khai nói trên diễn ra khá rầm rộ tại Mỹ và Hàn Quốc.
Các trường hợp sử dụng phát sóng LTE thường bao gồm dịch vụ giải trí tại sân vận động; hệ thống phát sóng khẩn cấp; phân phối thông tin công cộng và giao thông vận tải; phần mềm và firmware nâng cấp cho máy tính và các thiết bị kết nối Internet of Things (IoT); và chuyển giao di động của truyền hình phát sóng.
Theo nhận định của các chuyên gia, thách thức gây trở ngại cho sự phát triển của dịch vụ phát sóng LTE là tính sẵn có của các thiết bị hỗ trợ kết nối LTE. Do số lượng thiết bị phát sóng LTE bao gồm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, mô-đun, bộ định tuyến, điểm phát sóng và cổng thông tin của ngôi nhà hiện đang dần thu hẹp lại.
Báo cáo phân tích viễn thông còn cho biết, gần 100 loại thiết bị được sử dụng trong các thử nghiệm eMBMS, hoặc chứa các bộ chipset sẽ được sử dụng cho các dịch vụ phát sóng LTE trong tương lai. Trong số đó, hơn 60 loại thiết bị đã được xác định là tương thích với middleware eMBMS, nhưng cần cải thiện về tính năng nâng cấp phần mềm.
Hiện tại, thế giới có hơn 30 nhà mạng đang thiết lập các phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm kỹ thuật cho dịch vụ phát sóng LTE dựa trên eMBMS để giảm tải mạng bằng cách phát sóng nội dung video và truyền hình hơn là phát sóng đến từng cá nhân khách hàng riêng biệt.
Các hoạt động triển khai nói trên diễn ra khá rầm rộ tại Mỹ và Hàn Quốc.
Các trường hợp sử dụng phát sóng LTE thường bao gồm dịch vụ giải trí tại sân vận động; hệ thống phát sóng khẩn cấp; phân phối thông tin công cộng và giao thông vận tải; phần mềm và firmware nâng cấp cho máy tính và các thiết bị kết nối Internet of Things (IoT); và chuyển giao di động của truyền hình phát sóng.
Theo nhận định của các chuyên gia, thách thức gây trở ngại cho sự phát triển của dịch vụ phát sóng LTE là tính sẵn có của các thiết bị hỗ trợ kết nối LTE. Do số lượng thiết bị phát sóng LTE bao gồm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, mô-đun, bộ định tuyến, điểm phát sóng và cổng thông tin của ngôi nhà hiện đang dần thu hẹp lại.
Báo cáo phân tích viễn thông còn cho biết, gần 100 loại thiết bị được sử dụng trong các thử nghiệm eMBMS, hoặc chứa các bộ chipset sẽ được sử dụng cho các dịch vụ phát sóng LTE trong tương lai. Trong số đó, hơn 60 loại thiết bị đã được xác định là tương thích với middleware eMBMS, nhưng cần cải thiện về tính năng nâng cấp phần mềm.