Từ nền sản xuất thông minh

12:54, 11/02/2021

Trong thời đại ngày nay, người ta nói nhiều đến cuộc cách mạng 4.0, đến nền sản xuất thông minh, thành phố thông minh,… Để hiểu cho thật đơn giản thế nào là một thực thể thông minh, qua đó người ta có cơ sở đánh giá cái hiện có đã thông minh hay chưa và làm tiếp theo nhũng việc gì để cho thực thể ấy được thông minh hơn, có thể tóm tắt như sau:

Nền sản xuất thông minh dựa trên các đột phá công nghệ số bao gồm hai quá trình:

Quá trình số hóa hay còn gọi quá trình kết nối các vận vật với nhau để tạo ra dữ liệu (IoT), việc kết nối đa dạng này sẽ tạo ra tập dữ liệu lớn, có thể tập trung, có thể phân tán, có loại có cấu trúc như bảng biểu, có loại phi cấu trúc như hình ảnh, âm thanh, dạng sóng,… với kích cỡ đủ lớn (đến mức mà với các thiết bị phần cứng thông thường thì không thể lưu trữ nổi) thì người ta gọi là Big data (Dữ liệu lớn) - Đây chính là kho tàng và tài nguyên vô cùng quan trọng để khai thác thông tin trong cuộc cách mạng này. Phiên bản để kết nối vạn vật như thế này người ta gọi là Phiên bản số của thực thể mà người ta đang số hóa. Ví dụ như: Giải pháp nhà thông minh là phiên bản số của ngôi nhà đã được số hóa và kết nối. Bộ gien người là phiên bản số của con người. Hệ thống thông tin bệnh viện là phiên bản số của bệnh viện (HIS - Hospital Information/Integrated System),…

Sử dụng các số liệu đã được số hóa như tổ chức lưu trữ, lập trình các ứng dụng trên tập số này để có thể truy cập bất cứ nơi đâu theo yêu cần sử dụng và quản lý.

Có thể nói hai qua trình này đi song hành với nhau, trong quá trình phát triển hệ thống thông minh và bổ trợ lẫn nhau. Với quan điển nhìn nhận như thế ta có thể xem xét một đơn vị, một thực thể hay một quá trình đã thông minh hay chưa bằng cách xem:

Tính kết nối của nó đã cao chưa?; Các ứng dụng của hệ thống trên tập dữ liệu của hệ thống như thế nào. Và như thế các nhu cầu về DC - Data Center là hiện thực và quy mô của nó phụ thuộc vào kích cỡ dữ liệu và mức độ ứng dụng.

… đến Y tế thông minh

Ngành y tế - Mục tiêu tối cao là chữa bệnh, phục vụ người bệnh, phòng bệnh và bảo vệ nâng cao chất lượng sống của con người cũng không nằm ngoài khái niệm này. Về mô hình y tế thông minh có thể tóm tắt dưới hình vẽ sau:

 

Và để thực hiện tốt các nội dung trong mô hình trên, nền Y tế thông minh phải triển khai trên các khía cạnh:

Y tế thông minh với người bệnh: Việc từng cá nhân có thể kết nối với các thiết bị để theo dõi sức khỏe của mình như huyết áp, nhịp tim, lượng đường trong máu hoặc các chỉ số sinh tồn cơ bản,… khi thực hiện sẽ được lưu trữ và theo dõi bởi bác sĩ chỉ định theo nguyên tắc “Ở bất cứ nơi đâu, và bất cứ khi nào - Any where, Any time”. Nhờ có ứng dụng này mà bất cứ một biểu hiện bệnh lý nào xuất hiện đều được phát hiện kịp thời, xử trí nhanh chóng ở  mức độ chuyên môn cao nhất có thể, Vì vậy ngoài ứng dụng để dự phòng và theo dõi tình trạng sức khỏe, nhiều khi còn là để cứu sống mạng người. Ngoài ra còn giúp làm rút ngắn nhất thời gian và các thủ tục hành chính để mỗi cá nhân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế nhanh nhất. Với nền tảng công nghệ về thiết bị y tế và nền tảng viễn thông hiện nay thì việc theo dõi này có thể thực hiện không có gì khó khăn.

Y tế thông minh với bệnh viện, cơ sở y tế: Cũng không ngoài khái niệm thông minh chung. Hệ thống thông tin bệnh viện - HIS - Hospital Information/Integrated System là một hệ tích hợp nhiều các module với nhau có thể mô tả chung như hình vẽ sau:

 

 

Đó là việc kết nối các khoa phòng trong bệnh viện với bằng kết nối hệ thống thông tin chung của bệnh nhân CIS - Clinical Information System với các module chính như:

Phòng xét nghiệm LIS - Laboratory Information System (người ta gọi là kết nối CIS-LIS).

Kết nối với hệ thống thông tin khoa CĐHA - RIS và hệ thống lưu truyền hình ảnh - PACS - Picture Archiving Communication System (người ta gọi là kết nối CIS - RIS/PACS).

Kết nối hóa đơn điện tử, ngân hàng,…

Bản thân trong các khoa phòng như khoa xét nghiệm thì các kết nối mềm giữa các máy móc xét nghiệm khác nhau của các hãng khác nhau để dữ liệu có thể quy tụ vào một chỗ, cùng phầm mềm phiên bản số của khoa xét nghiệm gọi là hệ quản trị khoa xét nghiệm LIS - Laboratory Information System.

Các máy trong phòng xét nghiệm hiện đại có thể kết nối cứng với nhau theo một dây chuyền, hay còn gọi là phòng xét nghiệm tự động - Labo Integrated System. Hiện tại, các labo xét nghiệm, các máy thường đứng rời rạc, vận hành cần nhiều người và khó tránh khỏi nhầm lẫn, thời gian trả kết quả rất lâu.

Hệ thống thông minh cho phép kết nối cứng các máy khác nhau như sinh hóa, miễn dịch, đông máy, nước tiểu,… khác nhau về bản chất, và của các hãng khác nhau như Siemens, Abbott, Roche, Coulter,… trên thị trường thành Hệ thống Labo tự động.

Trong khoa Chẩn đoán hình ảnh thì kết nối các máy tạo ảnh với nhau như XQ, siêu âm, công hưởng từ MRI, CTscan,… để truyền các lệnh dịch vụ và quản trị gọi là hệ RIS - Radiology Information System,...

Trong khoa Hồi sức cấp cứu - ICU - Intensive Care Unit, các máy thở, monitor, gây mê, điên tim ECG, ống nghe điện tử,… có thể kết nối tất cả các máy có dạng sóng và âm thanh còn gọi là hệ thống CCIS - Clinical care Information System.

Các kết nối trong với ngoài bệnh viện một phần tạo nên telemedicine như trung tâm chẩn đoán từ xa Teleradiology Centre, Call center,...

Y tế thông minh với các Sở y tế tỉnh/thành phố: Và cao hơn là Bộ Y tế là giải pháp kết nối các bệnh viện và các trung tâm y tế hay cơ sở y tế khác nhau thành hệ quản trị y tế của tỉnh/thành phố. Trên nền tảng các chỉ số quản lý của cấp mình đặt ra gọi là các KPI - Key Performance Indicators, với các dữ liệu Metadata trên Cloud - một phần dữ liệu trích ra từ các cơ sở y tế và bệnh viện, các nhà lập trình sẽ thể hiện các chỉ số KPI này trên các màn hình gọi là các Dashboard. Nhà quản lý sẽ xem và theo dõi số liệu của đơn vị mình ở mọi lúc mọi nơi và ra quyết định một cách nhanh chóng. Thông thường các giải pháp này gọi là Quản lý thông mình: BI - Business Intelligence. Mô hình của hệ thống Bi thường như sau:

 

Sản phẩm Y tế thông minh:

Với sự hiểu biết về nền sản xuất thông minh nói chung và y tế nói riêng như trình bày trên, công ty chúng tôi cũng phát triển các sản phẩm phục vụ cho việc thông minh hóa các cơ sở y tế chia thành các nhóm sản phẩm sau:

Cho bệnh viện thông minh: Do hệ thống thông tin bệnh viện HIS là một hệ tích hợp với mục đch cùng của hệ thống thông tin bệnh viện là sinh ra Bệnh án điện tử EMR - Electronic Medical Record, nên HIS thường có các module cơ bản như sau:

• CIS - sản phẩm là HISLink (thông thường trên thị trường người ta gọi là HIS như của VNPT, Viettel, eHospital của FPT, iSOft,…) là phần mềm quản trị chung, thu nhận thông tin của bệnh nhân, số liệu chủ yếu gõ vào bằng tay.

• LIS - Phần mền quản lý và kết nối máy ở phòng xét nghiệm ( như LABLink c(của Việt Ba IT Sản phẩm được giả nhì Nhân tài Đất Việt 2008, LABSoft của Lập Bảo..)

• RIS/PACS - Phần mền quản lý và kết nối máy khoa CĐHA

• BILink - Phần mềm thể hiện các chỉ số của HIS, thể hiện các KPI của bệnh viện trên các Dashboard giúp cho nhà quản lý bệnh viện xem số liệu trực tuyến ở bất cứ ở đâu và giao ban bệnh viện.

• XMLlink: Là phần mềm kết nối kiểm tra số liệu trước khi gửi chính thức lên Cổng Bảo hiểm y tế,…

• QMS - Queuing Management System - Phần mềm xếp hàng.

• EMR - Electronic Medical Record hay còn gọi là bệnh án điện tủ - BADT, là mục đich cuối cùng mà hệ thống HIS sinh ra. Chỉ các bệnh viện thông minh (hay tính kết nối cao) mới sinh ra được BADDT đúng nghĩa. BADT cấu thành có 3 phần chính:

-       Số liệu chung: Thường do CIS sinh ra, gõ bằng tay vào… thì gần như bệnh viện nào cũng đã làm được

-       Số liệu cận lâm sàng: Sinh ra từ các thiết bị như máy xét nghiệm Sinh hóa, huyết học, miễn dịch,… Máy hình ảnh như CT, MRI, Siêu âm. Máy dạng song như Monitor, điện tim, ECG, điện não EEC…  âm thanh như ống nghe… Hiện trên toàn thị trường mới chỉ làm được 60%. 

-       Số liệu lâm sàng: Tức là quá trình điều trị cần sự ghi chép hay tích hợp với giọng nói thì hiện vẫn còn rất ở mức độ khiêm tốn. 

Cho nên bệnh viện thông minh hay bệnh viện có tính kết nối cao sẽ đưa lại việc sinh ra BADT đúng nghĩa hơn, đầy đủ thông tin hơn.

Còn việc sử dụng BADT thì hầu như mới sử dụng trong nội bệnh viện. Còn việc chuyển bệnh án giữa các viện thì gần như chưa thực hiện được.

HIS là một hệ thích hợp, các module có thể của một nhà cung cấp hay nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên với kinh nghiệm triển khai, bảo đảm cho việc thành công và hỗ trợ lâu dài cho người sử dụng thì các nhà cung cấp (IT provider) cung nên có một sô các đặc điểm sau xem như một tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp:

Nghiệp vụ đầy đủ: Các mô hình quản lý thường khác nhau ở các cấp, cho nên các nghiệp vụ khác nhau ở mỗi loại hình bệnh viện khác nhau, Do chúng tôi đã áp dụng các loại hình bệnh viện từ TW đến bệnh viện tỉnh, huyện và tư nhân, phòng khám. Đây là tiêu chí đầu tiên để lựa chọn để có thể đáp ứng được ngay các yêu cầu của người sử dụng.

Có đủ bộ phầm mềm cơ bản: CIS, LIS, PACS/RIS, QMS,… để chủ động tích hợp HIS - LIS, HIS - PACS/RIS,… để xây dựng bệnh viện thông minh và bệnh án điện tử, kết nối bảo hiểm.

Có các đặc thù riêng như thanh toán trực tuyến, nhận dạng giọng nói, hóa đơn điện tử, kết nối đa cơ sở

Cho Sở y tế tỉnh thành phố: Phần mền BI có thể kết nối các bệnh viện và các Sở y tế tỉnh/thành phố (cho các đơn vị dùng các phần mềm khác nhau của các nhà cung cấp khác nhau). Với mô hình này, các Sở y tế tỉnh/thành phố chỉ cần đưa ra các yêu cầu hay chỉ số  quản lý gọi là các KPI. Nhà cung cấp dịch vụ VBIT sẽ lập trình thể hiện các KPI trên các mìn hình Dashboard, các nhà quản lý sẽ theo dõi diễn biến tình hình trực tuyến qua các thiết bị di động iphone, máy tính ở bất cứ đâu:

Đây chính là mô hình quản lý y tế thông minh trong mô hình thành phố thông minh hiện nay mà các tỉnh thành phố đang hướng tới.

Cho người dân và gia đình: Có các giải pháp và các công cụ giúp cho người dân và y tế cơ sở theo dõi các chỉ số sống của mình như:

• PHRlink: Phần mềm xem như một công cụ ghi lại tất cả cấc vấn đề sức khỏe cá nhân và gắn suốt đời với người mang theo nó, gọi là Sổ y bạ điện tử. Mỗi làm khám chữa bệnh, hồ sơ sẽ được cập nhật và có thể mang theo mình khắp nơi trên thế giới đều có thể dùng được. Bác sĩ khám bệnh sẽ biết sơ bộ thông tin của người bệnh sẽ là thông tin quý giá cho việc chẩn đoán bệnh mỗi khi tiếp xúc với tình huống sức khỏe khác nhau

• Phần mềm FAMILYLink: Quản lý hồ sơ bệnh án cho từng hộ gia đình, áp dụng có tất cả các trung tâm y tế phường, xã,… làm cơ sở cho việc theo dõi và lập hồ sơ bệnh án cho từng cá nhân.

• Máy điện tim đi động: Giúp cho việc thăm khám tim mạch cho bệnh nhân tại gia đình, nơi làm việc, hay bất cứ ở đâu,... Tín hiệu có thể chuyển về cho bác sĩ tuyến trên hay cơ sở y học chuyên sâu chẩn đoán là công cụ không thể thiếu cho việc châm sóc sức khỏe từ xa (telemedicine) và giảm tải bệnh viện cùng chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay

• Ống nghe điện tử: Giúp cho khám chữa bệnh từ xa như ở gia đình, tránh lây nhiễm,… mọi tín hiệu cũng chuyển về cho bác sĩ chỉ định hoặc phòng hội chẩn

• Công cụ dùng trí tuệ nhân tạo (AI chấn đoán và điều trị):

-       AI để chẩn đoán sàng lọc COvid -19, lao và ung thư trên hệ thống máy XQ số;

-       AI trong chẩn đoán và phân tích bệnh phổi tắc ngẽn COPD - Chronic Obstruction Pulmonary Desease;

-       AI trong chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ….

Cùng với các giải pháp tin học, các nhà sản xuất cũng đồng hành chế tạo các thiết bị kết nối rất thuận tiện để tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống và công cụ đo tín hiệu sống như điện tim ECG, điện não EEG, huyết áp, Ống nghe điện tử… mà các kết uqar đo có thể truyền ngay về bác sĩ hay cơ sở y tế theo dõi. Làm nền tảng cho việc khám chữa bệnh từ xa thực sự chứ không như các hệ thống tư vấn như kiểu hội nghị truyền hình như tuyên truyền hiện nay.

Trường Giang