Xây dựng chính sách đặc thù để phát triển Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới
Các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến làm việc tại Thừa Thiên Huế vào chiều nay, 4/3.
- Chuyển đổi số giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu”
- Chiến lược dữ liệu mở trong chuyển đổi số của chính phủ
- Chuyển đổi nông nghiệp trong thập niên mới bắt đầu từ "con trâu"
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh được vinh danh tại Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia năm 2020.
- Y tế Nghệ An nỗ lực chuyển đổi số
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Quần thể Di tích cố đô Huế. Ảnh VGP
Với cách tiếp cận, cách nhìn và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, bề dày lịch sử văn hóa, thành phố xanh, thông minh và hiện đại, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, đến nay Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
Dự thảo Nghị quyết cho phép áp dụng các tiêu chí đặc thù về quy mô, mật độ dân số, cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, qua đó từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Dự thảo Nghị quyết đề xuất 4 chính sách chủ yếu liên quan đến phí tham quan di tích, Quỹ bảo tồn di sản Huế, mức dư nợ mà tỉnh này được vay và sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Đây là những chính sách quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế có thể sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, như mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 vào ngày 2/3, Chính phủ đã nghe, thảo luận về tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Nghị quyết nêu trên.
Nhất trí với nội dung Tờ trình, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết; thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua theo quy định; thời hạn gửi hồ sơ tài liệu đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 5/3/2021.
Theo baochinhphu.vn