Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em
Trong tháng 10, dự kiến tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều vắc xin và đến cuối năm số lượng về còn nhiều hơn nữa; xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu vắc xin cho năm 2022, bao gồm vắc xin cho trẻ em.
- Lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-18
- Hà Nội: Khen thưởng 18 đoàn cán bộ y tế các tỉnh, thành phố hỗ trợ xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng Covid-19
- Khách đi máy bay, tàu hoả không cần xét nghiệm nếu đã tiêm vaccine
- Tạo tin nhắn giả để được tiêm vaccine COVID-19
- Dự kiến, Olympic mùa Đông Bắc Kinh sẽ bắt đầu vào ngày 4/2/2022
- Phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ngừa Covid-19 mRNA sẽ truyền kháng thể cho con
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, tốc độ và số lượng vắc xin về Việt Nam vừa qua tăng rất nhanh có phần đóng góp quan trọng từ sự chỉ đạo và vận động hết sức quyết liệt của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Thông qua các chuyến thăm song phương, các cuộc tiếp xúc, điện đàm, trao đổi thư với các nước, các tổ chức quốc tế, các hãng sản xuất, từ đó các đối tác tăng cường hỗ trợ Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết về vắc xin đối với ta.
Thay mặt Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Nam Liên khẳng định, lượng vắc xin được chuyển về trong nước tăng nhanh thời gian qua là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào các nỗ lực chung về phòng chống dịch, giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong. Đến nay, ta đã tiêm 1 mũi cho hơn 54% dân số trên 18 tuổi và tiêm đủ 2 mũi cho khoảng hơn 22% dân số. Thời gian tới tiếp tục đẩy nhanh tiêm chủng để bảo đảm sức khỏe người dân và chuyển sang thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ báo cáo tại cuộc họp.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin đánh giá cao các thành viên đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, vào cuộc khẩn trương, kịp thời tham mưu, kiến nghị và tổ chức triển khai các hoạt động ngoại giao vắc xin ở cấp cao rất hiệu quả, bài bản.
Kết quả đạt được vừa qua đã tạo điều kiện quan trọng để đất nước chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh, khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục hồi kinh tế.
Nhiệm vụ quan trọng nhất từ nay đến cuối năm là tiếp tục vận động, đôn đốc, bảo đảm các đối tác chuyển giao vắc xin cho ta theo đúng cam kết, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong quá trình xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu vắc xin cho năm 2022, bao gồm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, từ 12 đến 18 tuổi và vắc xin tiêm mũi tăng cường, cũng như năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo chủ động trong việc tiếp cận vắc xin.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu.
Tổ công tác cũng cần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong sản xuất vắc xin để hỗ trợ phát triển vắc xin trong nước, bảo đảm nguồn cung ổn định và tự chủ lâu dài về vắc xin.
Xác định thuốc điều trị Covid-19 có vai trò quan trọng trong hạn chế các ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong và là giải pháp cho chung sống lâu dài, an toàn với dịch bệnh, Tổ công tác cần đẩy mạnh tiếp cận các loại thuốc đặc trị Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường và còn kéo dài, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các thành viên tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo, đánh giá sát tình hình, kịp thời tham mưu, kiến nghị các hoạt động ngoại giao vắc xin phù hợp.
Dung Hoàng (T/h)