5 tính năng Youtube sẽ tập trung phát triển trong năm 2022
YouTube có rất nhiều dự định trong năm 2022. Trong một bài đăng trên blog, công ty đã đưa ra những thông báo chi tiết về các kế hoạch này. Trong đó có những dự án hoàn toàn mới và những dự án nâng cấp các tính năng hiện có.
1. Cải tiến YouTube Shorts
Tính năng YouTube Shorts được YouTube phát triển vào tháng 3 năm 2021, đây là các nội dung video ngắn tương tự như trên TikTok. Cũng giống như các nền tảng truyền thông xã hội khác, TikTok đã khiến YouTube chịu áp lực phải cạnh tranh với thành công mà họ đã đạt được với dạng nội dung video ngắn.
Do vậy, YouTube đã quyết định đầu tư và phát triển Shorts, biến tính năng này ngày càng trở nên giống TikTok hơn. Ví dụ: người dùng sẽ có thể trả lời từng nhận xét về video Shorts của mình bằng một video phản hồi ngắn.
YouTube cũng sẽ thêm các hiệu ứng và công cụ chỉnh sửa mới để làm cho nội dung Shorts của người dùng trở nên hấp dẫn hơn, cũng như khả năng phối lại âm thanh từ các video đã có trên YouTube.
2. Tính năng cộng tác Livestream
Sự cộng tác của người sáng tạo là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chính họ trên YouTube. Với tính năng cộng tác phát trực tiếp, người dùng có thể cùng nhau phát trên một luồng trực tiếp và tạo ra những nội dung mang tính tương tác cao hơn cho khán giả của họ. Những hành động từ người sáng tạo như đề cập đến một kênh khác trong chính video phát trực tiếp của mình, nhận xét về video từ những người khác hay tham gia cùng nhau trong một video cộng tác vừa là động lực giúp kênh phát triển, vừa giúp những người sáng tạo nội dung có mối quan hệ tốt hơn.
Bên cạnh đó, những người hâm mộ hoặc người theo dõi kênh sẽ tiếp cận và yêu thích các nội dung theo cách thoải mái hơn, ở dạng những cuộc trò chuyện thú vị và gần gũi. Tính năng này có thể sẽ tạo ra những bước đột phá thú vị so với những nội dung theo cấu trúc quen thuộc mà người xem cảm thấy nhàm chán.
Đồng thời, tính năng mới này còn giúp người sáng tạo tiếp cận với những khán giả từ những người khác, đó là cơ hội để họ mở rộng phạm vi tiếp cận, kết nối với người hâm một theo cách độc đáo.
Theo YouTube, thời gian xem video phát trực tiếp hàng ngày đã tăng hơn gấp ba lần từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021, vì vậy động thái mới từ giới thiệu tính năng phát trực tiếp mới của YouTube có ý nghĩa rất lớn.
3. Web3 giúp thu hẹp khoảng cách giữa người sáng tạo và người hâm mộ
YouTube có kế hoạch sử dụng blockchain và NFT để tăng cường mối quan hệ giữa người sáng tạo và người hâm mộ bằng cách mang lại cho cả hai bên khả năng làm việc cùng nhau trong các dự án mới và kiếm tiền theo những cách mà trước đây họ không thể làm được.
Điều này bao gồm khả năng người hâm mộ có thể mua nội dung độc quyền dưới dạng video, ảnh, v.v. từ những người sáng tạo mà họ yêu thích.
4. Tạo trải nghiệm trong Metaverse
Không giống như hướng đi của Apple là không theo xu hướng metaverse, YouTube tin tưởng vào metaverse và muốn tạo ra trải nghiệm phong phú hơn cho người dùng - bắt đầu từ việc chơi game.
Tuy nhiên, YouTube chưa tiết lộ nhiều về kế hoạch thâm nhập vào metaverse, ngoại trừ việc họ muốn làm cho các tương tác chơi game trở nên sống động hơn.
5. Cơ hội mua sắm mới
YouTube cũng có những dự định tạo ra nhiều cơ hội thương mại điện tử hơn cho các thương hiệu trên nền tảng video của mình thông qua một số cách trên nền tảng của mình, bao gồm các sản phẩm video có thể mua được, việc mua hàng trực tiếp hay cách mua sắm thường xuất hiện trên ứng dụng.
Mặc dù các thương hiệu hiện kiếm tiền trên YouTube thông qua quan hệ đối tác, cộng tác với người sáng tạo và quảng cáo xuất hiện trong video, nhưng YouTube dự định sẽ bổ sung thêm nhiều phương thức khác nữa để người dùng có thể mua sắm trên nền tảng của mình.
Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhãn hàng trong việc đem đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng trên nền tảng YouTube, chẳng hạn như người dùng có thể mua các mặt hàng mà người sáng tạo gắn thẻ trong video.
Theo Make Use Of