Bình Dương: Đưa hệ thống xét nghiệm rRT-PCR tự động vào vận hành
Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên (Bình Dương) vừa đưa vào khai thác hệ thống xét nghiệm rRT-PCR tự động với công suất hơn 1.000 mẫu mỗi ngày.
- Bình Dương ra mắt Trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp đầu tiên
- Đoàn 50 bác sĩ, nhân viên y tế Lào Cai lên đường giúp Bình Dương chống dịch.
- Bình Dương: Vận động quyên góp thiết bị học trực tuyến cho 70.000 học sinh
- Bình Dương: Cho phép người tiêm vaccine sau 14 ngày được ra đường
- Bình Dương: Đề nghị ưu tiên, phân bổ thêm 1 triệu liều vaccine ngừa Covid-19
- Bình Dương: Học sinh sẽ tựu trường từ 1/9 và học online trong 2 tháng đầu
Đây là hệ thống có khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm rRT-PCR, rút ngắn thời gian phát hiện F0. Trong ảnh, kỹ thuật viên theo dõi máy tách chiết có khả năng xử lý đồng thời 96 mẫu bệnh phẩm.
Hệ thống này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ ngày 20/9, đặt tại Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên. Sau nhiều ngày hoạt động, hệ thống vận hành trơn tru, công suất khoảng 1.200 mẫu test/24 giờ.
Theo ông Huỳnh Minh Chín - Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên cho biết: Với công nghệ Mỹ, hệ thống trả kết quả trong khoảng 3 giờ tính từ khâu đưa mẫu test đầu vào, nhanh gấp nhiều lần so quy trình trước đây.
Theo vị lãnh đạo này, ngoài việc cho kết quả nhanh chóng, chính xác, hệ thống vận hành tự động nên tiết kiệm khá nhiều nhân lực, giảm gánh nặng cho công tác xét nghiệm rRT-PCT, giúp việc truy vết, tìm kiếm F0 được thực hiện nhanh chóng.
Kỹ thuật viên pha hóa chất phản ứng tại tủ an toàn sinh học cấp II của hệ thống. Đặc biệt, hệ thống này thiết lập quy trình ưu tiên đối với mẫu khẩn, cấp cứu… được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần chờ đợi hoặc gây ảnh hưởng tới quy trình máy đang vận hành.
"Hiện mỗi ngày hệ thống cho kết quả khoảng hơn 500 mẫu, thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Tuy nhiên việc này phụ thuộc vào số lượng mẫu đầu vào. Mẫu bệnh phẩm khi đưa vào hệ thống thường được xử lý nhanh, không có tồn đọng", Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên cho biết thêm.
So với quy trình xét nghiệm rRT-PCR trước đây, hệ thống này tiết kiệm hơn 60% công đoạn vận hành thủ công, thay vào đó là quá trình tự động hóa.
Kỹ thuật viên mặc kín trang phục bảo hộ trong quá trình làm việc. Thông thường, họ chủ yếu có mặt tại buồng máy để theo dõi quy trình. Ngoài ra, việc dung nạp mẫu đầu vào và ghi nhận kết quả đầu ra vẫn do kỹ thuật viên đảm nhiệm.
Việc trang bị và đưa vào khai thác hệ thống xét nghiệm hiện đại góp phần hỗ trợ các nhân viên tuyến đầu chống dịch. Từ đó, tăng cường tính chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức cho hệ thống cơ sở y tế tuyến dưới, các đơn vị, địa phương của thị xã Tân Uyên.
PV (T/h)